Với tinh thần lắng nghe, đồng hành giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp, kiến tạo phát triển, sáng 30/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tọa đàm với lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế”. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các thành viên của Tổ tư vấn của Thủ tướng.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu của buổi tọa đàm là để Chính phủ và các Bộ, ngành lắng nghe những vướng mắc mà doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải, những vấn đề đặt ra trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng đánh giá, kinh tế tư nhân hiện nay có sự phát triển vượt bậc so với trước đây. Bởi trước đây không có những tập đoàn lớn như hiện nay, và cũng chưa khi nào nói kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển đến khi có đổi mới của Nghị quyết Trung ương 5.
Ở Việt Nam hiện nay gần 500.000 doanh nghiệp thì cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước chỉ 0,5%, và doanh nghiệp tư nhân tới 96,7%. Có thể nói doanh nghiệp tư nhân chiếm một vị thế gần như tuyệt đối về số lượng. Điều rất đáng mừng, nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công.
Đặt vấn đề Nhà nước phải làm gì để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp cho đất nước, Thủ tướng đề nghị đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân tham gia đối thoại nói thẳng, nói thật và nêu cao tinh thần trách nhiệm. Bởi trong gần 500.000 doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân chiếm phần lớn thì số doanh nghiệp nghiệp lớn, quy mô vốn tương đối khá chỉ dưới 10.000. Còn lại 486.000 doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, phải tìm ra nút thắt và tháo gỡ để có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn hơn nữa.
Thủ tướng cho rằng, đất nước đang thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ XII, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về kinh tế tư nhân, từ tiếng nói của các doanh nghiệp, Chính phủ sẽ hình thành nên những chính sách, định hướng để tiếp tục tháo gỡ những vấn đề đặt ra của đất nước. Và bản thân doanh nghiệp phải làm gì? Ngoài vấn đề thuế khóa, vấn đề lao động, vấn đề bảo vệ môi trường sống của người dân thì Nhà nước phải thực sự tháo gỡ cho doanh nghiệp là gì? Tọa đàm hôm nay Chính phủ muốn nghe để tiếp tục tháo gỡ, tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển đúng hướng, ngày càng nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh.
Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp 43% đến 45%GDP, và làm gì để giúp doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn hơn nữa cho đất nước cũng chính là câu hỏi đặt ra tại buổi tọa đàm này./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.