Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 5 năm 2020 | 21:35

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao trực tuyến Phong trào Không liên kết

Tối nay (4/5), từ Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao trực tuyến Phong trào Không liên kết, tổ chức có số lượng thành viên lớn thứ hai thế giới sau Liên Hợp Quốc.

 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao trực tuyến Phong trào Không liên kết
- Ảnh: VGP/Quang Hiếu
 
Hội nghị được tổ chức theo đề nghị của Azerbaijan, nước đang giữ vai trò Chủ tịch Phong trào Không liên kết. Tại đây, các nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ sẽ thảo luận về những tác động của đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến các nước thành viên của phong trào, vốn đa phần là những nước vừa và nhỏ, đang phát triển hoặc chịu cấm vận hay xung đột.

Các khách mời dự Hội nghị có Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi, Phó Chủ tịch Liên minh châu Âu.

Đây được xem là lần đầu tiên trong gần 60 năm hoạt động, Hội nghị cấp cao của Phong trào Không liên kết được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
 
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan, hiện giữ vai trò Chủ tịch Phong trào Không liên kết cho biết, tất cả các nước thành viên đều đồng thuận về việc tổ chức một Hội nghị cấp cao trực tuyến về phòng chống COVID-19. Nhà lãnh đạo Azerbaijan nêu rõ, dịch COVID-19 tác động to lớn tới cuộc sống cũng như kinh tế của các nước. Hội nghị hôm nay là một biện pháp cần thiết để ứng phó với đại dịch toàn cầu này. Chỉ có thông qua đoàn kết và hợp tác thì chúng ta mới có thể vượt qua dịch bệnh này, ông nói và cho biết về các biện pháp, nỗ lực của Azerbaijan trong phòng chống COVID-19.
 
Nước này đã đóng góp 5 triệu USD cho WHO để hỗ trợ cuộc chiến chống lại dịch bệnh hiện lây nhiễm hơn 3,5 triệu người trên toàn thế giới. Azerbaijan đã dành 2 tỷ USD bơm vào nền kinh tế, bảo đảm kinh tế vĩ mô, có chính sách hỗ trợ người thất nghiệp. Tổng thống Azerbaijan cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta cần bảo đảm sự lưu thông hàng hóa giữa các nước. Là nước nằm giữa khu vực châu Âu và châu Á, là một mắt xích quan trọng trong hành lang kinh tế Đông – Tây, Azerbaijan sẽ hành động có trách nhiệm để bảo đảm sự lưu thông hàng hóa trên lãnh thổ của mình. Ông cũng đề xuất lập kho dữ liệu về nhu cầu vật tư y tế, nhu yếu phẩm để chia sẻ cho những nước có khả năng ủng hộ, các mạnh thường quân để trợ giúp những nước đang cần.

Phong trào Không liên kết thành lập năm 1961, đến nay có 120 nước thành viên, 17 nước quan sát viên.

Đây là tập hợp lực lượng của các nước đang phát triển, với mục tiêu chính là thúc đẩy lợi ích của các nước đang phát triển; đóng góp vào duy trì hòa bình, độc lập dân tộc; chung sống hòa bình giữa các quốc gia và chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp, công bằng cho mọi người dân. 

Việt Nam chính thức tham gia Phong trào Không liên kết năm 1976.

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top