Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2019 | 21:40

Thủ tướng dự khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Thanh Hóa

Chiều 8/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp tại huyện Nông Cống.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự lễ khởi công Dự án. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Dự án có quy mô 20.000 con bò sữa, nhà máy chế biến sữa công suất 300 tấn sữa/ngày, do Tập đoàn TH đầu tư với tổng vốn trên 3.800 tỷ đồng. Hai cụm trang trại sẽ được xây dựng tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình, huyện Nông Cống.

Tại buổi lễ, TH cũng giới thiệu mô hình phát triển bền vững đồng hành cùng người nông dân theo mô hình hợp tác xã công nghệ cao.

Đây là bước đi Tập đoàn TH đã thực hiện tại Đà Lạt, thông qua thương hiệu Dalatmilk, giờ đây là Thanh Hóa và tiếp theo là Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Củ Chi (TPHCM), Ba Vì (Hà Nội)...

Với mô hình này, Dalatmilk sẽ triển khai lắp đặt chíp điện tử cho đàn bò của nông hộ. Thông qua hệ thống ăng ten thu phát, Dalatmilk có thể giúp nông dân theo dõi sức khỏe đàn bò thông qua máy tính hoặc smartphone, từ đó đưa ra những cảnh báo sớm về sức khỏe đàn bò, cảnh báo bệnh viêm vú trước 7 ngày, tình trạng dinh dưỡng… Người nông dân cũng sẽ được Dalatmilk cung cấp giống, thú y, thức ăn và bao tiêu thu mua sữa tươi nguyên liệu để chế biến.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Dự kiến đến năm 2025, tổng số đàn bò sữa mà Tập đoàn TH đồng hành cùng nông dân thông qua mô hình hợp tác xã công nghệ cao sẽ đạt khoảng 200.000 con. Cùng với đó, TH cũng đặt mục tiêu mở rộng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung theo chuỗi khép kín lên 200.000 con; nâng tổng số đàn bò sữa mà TH quản lý và sở hữu lên 400.000 con, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển đàn bò sữa 500.000 con theo Quyết định 124/QĐ-TTg của Thủ tướng về Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phát biểu tại lễ khởi công, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đây là một hoạt động kinh tế quan trọng, góp phần trả lời câu hỏi về tái cơ cấu nông nghiệp với 3 nguyên tắc: Lựa chọn ngành hàng Việt Nam có thế mạnh, coi khoa học công nghệ là giải pháp then chốt để tổ chức ngành hàng hiệu quả và giải quyết nút thắt về sản xuất nông hộ nhỏ lẻ. Theo Bộ trưởng, sữa là một ngành hàng có tiềm năng, lợi thế của Việt Nam. Hiện nay, ở khu vực châu Á, chúng ta đứng thứ 6 về sản lượng, đứng thứ 4 về năng suất.

Bộ trưởng tin tưởng Tập đoàn TH sẽ tiên phong trong chuỗi liên kết nông nghiệp, có bước phát triển đột phá, đồng hành cùng bà con nông dân, chính quyền địa phương trong sản xuất sữa chất lượng tốt phục vụ người dân trong nước và chinh phục thị trường thế giới.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng cho rằng, đây là một sự kiện thiết thực kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa, một tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Đây được xác định là một trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cơ quan chức năng trên địa bàn đồng hành, phối hợp với nhà đầu tư với trách nhiệm cao nhất, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính…Trước mắt, giải quyết tốt vấn đề cấp điện, nước, bảo đảm an ninh trật tự… để nhà đầu tư thực hiện dự án.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đề nghị nhà đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung huy động nguồn lực, thực hiện các giải pháp kỹ thuật, bảo đảm an toàn, tiến độ nhanh nhất, chất lượng cao nhất cũng như bảo đảm vệ sinh môi trường để dự án phát triển bền vững.

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top