Thăm và chúc Tết tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương liền kề cùng nhau hình thành một không gian phát triển du lịch thống nhất, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Bộ Chính trị, Thừa Thiên-Huế trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn, nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh |
Ngày 31/1, tức mùng 4 Tết Đinh Dậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Nói chuyện với lãnh đạo chủ chốt tỉnh, Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc khắc phục kịp thời những thiệt hại lớn do thiên tai, lũ lụt gây ra trong năm 2016 cũng như đã chăm lo chu đáo cho cuộc sống người dân vùng khó khăn.
Thủ tướng vui mừng khi Tết năm nay, cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng bị thiên tai, các gia đình chính sách, gia đình khó khăn được chăm lo chu đáo, mọi người đều có Tết, vui Xuân.
Năm 2016 cũng là năm dấu ấn của Thừa Thiên-Huế khi GRDP của địa phương tăng trên 7%, thu nhập bình quân đầu người đã xấp xỉ bằng thu nhập bình quân chung của cả nước, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 7,21% theo chuẩn 2016-2020. Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 5.896,5 tỷ đồng, tăng 12,7%. Đây là lần đầu tiên thu nội địa của tỉnh tăng cao như vậy.
Ảnh: VGP/Hồng Hạnh |
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng toàn diện, những nỗ lực nhiều mặt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế khi hoàn thành các chỉ tiêu năm 2016, có nhiều mặt đạt xuất sắc.
Mặc dù cơ cấu kinh tế của tỉnh cân đối hợp lý, nhưng Thủ tướng cho rằng, tỉ lệ lao động thuần nông còn cao. Do đó, Thừa Thiên-Huế cần tái cơ cấu rõ hơn, phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao để chuyển đổi cơ cấu lao động hợp lý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, trong đó, chú trọng tỉnh trọng điểm du lịch là Thừa Thiên-Huế. Do đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các cấp, ngành của địa phương phải chỉ đạo cụ thể hơn, quyết liệt hơn, rõ nét hơn để Thừa Thiên-Huế trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn, nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Qua đó, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hơn 20% GRDP của tỉnh nhà.
Ảnh: VGP/Hồng Hạnh |
Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang dần hình thành một không gian kinh tế, không gian phát triển du lịch nối liền. Huế là một điểm trong chuỗi di sản từ Quảng Nam đến Quảng Bình. Đây là cụm điểm đến cần được đầu tư mạnh mẽ hơn để tạo nên sự kết nối, tương trợ, cùng nhau phát triển trong một không gian văn hóa, du lịch và kinh tế thống nhất. Để làm được điều đó, cần đẩy mạnh phát triển chuỗi du lịch, dịch vụ, phát triển công nghiệp chất lượng cao.
Thủ tướng kì vọng, trong Festival 2017, Thừa Thiên-Huế sẽ tạo dấu ấn mới, xây dựng thương hiệu du lịch Huế rõ nét hơn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhắc nhở lãnh đạo Thừa Thiên-Huế phải tiếp tục chú trọng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử từ tỉnh, huyện đến xã, thôn để hệ thống này thông suốt, phục vụ người dân tốt hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra, nếu hệ thống chính quyền không thay đổi, không có sự chuyển biến thì sẽ tụt hậu, bỏ qua thời cơ phát triển.
Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tiếp thu những chỉ đạo của Thủ tướng để triển khai thực hiện. Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương để có thể triển khai tốt những mục tiêu đó.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.