Chiều 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Grigorievich Lukashenko đang thăm chính thức Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Aleksandr Grigorievich Lukashenko thăm chính thức Việt Nam, bày tỏ vui mừng trước những kết quả quan trọng đạt được trong hội đàm giữa Tổng thống và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng như trong các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Việt Nam; cho rằng chuyến thăm là một cột mốc mới góp phần đưa hệ quan hệ giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới. Bày tỏ cảm ơn và sự ghi nhớ về sự ủng hộ, giúp đỡ mà Belarus dành cho Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn, cùng với Belarus, hai bên cũng nỗ lực để tiếp tục đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, vì lợi ích và vì sự phát triển chung của cả hai nước, hai dân tộc.
Tổng thống Aleksandr Grigorievich Lukashenko bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ của mình và chúc mừng những thành quả mà nhân dân Việt Nam đạt được khi tận mắt chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của Việt Nam trong những năm qua. Tổng thống cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất to lớn, nhất là những lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh và có nhu cầu, do đó, hai bên cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa và phối hợp triển khai thành công những thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với những chương trình, dự án hợp tác cụ thể. “Không có gì ngăn trở sự hợp tác giữa hai nước chúng ta” - Tổng thống Lukashenko bày tỏ và nhấn mạnh hai nước đang có đầy đủ mọi điều kiện để hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Với tinh thần này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí cao về các lĩnh vực hợp tác ưu tiên gồm chính trị, ngoại giao; kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch; giáo dục - đào tạo; kỹ thuật quân sự; khoa học - kỹ thuật và nghiên cứu chung.
Nhấn mạnh trọng tâm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai bên đánh giá cao trong chuyến thăm lần này, doanh nghiệp hai nước đã ký kết được các hợp đồng kinh tế trị giá 350 triệu USD; đánh giá cao các dự án hợp tác về sản xuất, lắp ráp xe tải, xe bus đang triển khai tích cực; đồng thời cho rằng kết quả của các dự án này sẽ giúp hai bên mở rộng hợp tác sang lĩnh vực khác. Tổng thống Lukashenko và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều nhất trí thúc đẩy việc phê chuẩn và triển khai Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu, trong đó có Belarus. Nhất trí nâng cấp Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ lên cấp Bộ trưởng và quyết định sẽ nhóm họp Ủy ban vào đầu năm tới tại Thủ đô Minsk để xác định chương trình và danh mục các dự án hợp tác cụ thể.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về việc Việt Nam hỗ trợ các thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu, trong đó có Belarus mở rộng quan hệ và tiếp cận thị trường ASEAN; đồng thời bày tỏ sự chia sẻ lập trường của Việt Nam, các nước ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế đối với việc bảo đảm, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông - một điều kiện quan trọng cho sự hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.
Nhân dịp này, Tổng thống Aleksandr Grigorievich Lukashenko đã mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cộng hòa Belarus. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời mời và đề nghị giao cho Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp chuẩn bị./.
PV.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.