Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2016 | 9:39

Thủ tướng hội kiến Tổng thống Myanmar và Bộ trưởng Ngoại giao Singapore

Chiều 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Myanmar

Hội kiến Tổng thống Myanmar Htin Kyaw, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tổng thống và Phu nhân sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam; cảm ơn Tổng thống đã tham dự và đóng góp vào thành công của các hội nghị ACMECS 7, CLMV 8 và WEF-Mekong.

Thủ tướng bày tỏ, Việt Nam luôn trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Myanmar hơn 40 năm qua. Hai nước có nhiều điểm tương đồng như về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tôn giáo. Đây là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.

Chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Myanmar về thiệt hại nặng nề trong trận động đất vừa qua và tán thành với những đề xuất hợp tác song phương hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan điểm về việc tăng cường mở cửa hội nhập sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Bên cạnh đẩy mạnh quan hệ chính trị, ngoại giao, Thủ tướng cho rằng hai bên cũng cần đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế, tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tiếp tục duy trì 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên và các lĩnh vực mới mà hai nước đã thống nhất. Hằng năm, tổ chức các hội chợ thương mại tại mỗi nước để giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp đầu tư; duy trì thường xuyên cơ chế họp Tiểu ban hỗn hợp về Thương mại.

Thủ tướng cho rằng, hai nước cần đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực có thế mạnh của mỗi bên như nuôi trồng thủy sản, cà phê, hồ tiêu, hạt điều. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều ưu thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông sản, mong muốn hợp tác chặt chẽ với Myanmar trong lĩnh vực này.

Tổng thống Myanmar Htin Kyaw trân trọng cảm ơn Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã dành cho Tổng thống và Phu nhân sự đón tiếp chu đáo, nồng hậu. Tổng thống gửi lời chia buồn sâu sắc đến những người dân miền Trung Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ vừa qua; đồng thời tin tưởng Chính phủ Việt Nam sẽ có những biện pháp phù hợp, sớm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống.

Thông báo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Htin Kyaw tin tưởng Chính phủ hai nước sẽ có những hành động cụ thể triển khai những định hướng hợp tác giữa hai nước trên cả góc độ song phương và đa phương.

Chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ nhà Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi các hội nghị ngoại giao cấp cao ACMECS 7, CLMV 8 và WEF-Mekong, Tổng thống Htin Kyaw cho biết, Việt Nam hiện là nhà đầu tư thương mại lớn ở Myanmar với tổng giá trị đầu tư không ngừng được tăng lên.

Tổng thống cho biết Myanmar khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Myanamar ban hành những chính sách mới về cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế, tạo môi trường đầu tư thân thiện, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đánh giá quan hệ hợp tác song phương hai nước đang có nhiều phát triển tích cực trên các lĩnh vực tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, Tổng thống Myanmar đề nghị hai bên cần mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác trên cơ sở cơ chế phối hợp các tiểu ban theo từng lĩnh vực.

Myanmar hoan nghênh các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực như thủy sản, trồng và chế biến cà phê, hồ tiêu, hạt điều ở Myanmar. Một số địa phương của Myanmar có điều kiện thời tiết rất thích hợp để trồng các loại cây này. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần đẩy mạnh hợp tác về du lịch, tăng lượng khách du lịch Việt Nam sang thăm Myamar, mở thêm đường bay thẳng của các hãng hàng không Việt Nam kết nối hai nước.

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore

 Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam và Singapore chia sẻ nhiều quan điểm lợi ích chiến lược. Kinh tế hai nước mang tính kết nối cao và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, đặc biệt với Singapore là một trong những ưu tiên của Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị hai bên mở rộng giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục. Sự hiểu biết và chia sẻ các giá trị văn hoá giữa nhân dân hai nước sẽ là nền tảng cho sự tin vậy, gắn bó lâu dài giữa hai dân tộc.

Bày tỏ tâm đắc với ý tưởng của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu về tăng cường kết nối nền kinh tế hai nước, Thủ tướng mong muốn Singapore mở thêm một số khu công nghiệp ở các địa phương của Việt Nam.

Khẳng định luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư tại Việt Nam, Thủ tướng đề nghị hai bên phát huy vai trò định hướng của cơ chế Kết nối cấp Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trong việc tư vấn chính sách cho Chính phủ, làm cầu nối cho doanh nghiệp hai nước

Thủ tướng cũng đề nghị hai bên mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực như quản lý đô thị, môi trường, hạ tầng cơ sở, xây dựng trung tâm công nghệ cao, thành phố thông minh; tiếp tục phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại đã có; tiếp tục phối hợp chặt, chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác chống khủng bố, sớm ký Hiệp định dẫn độ người chịu án phạt tù.

Thủ tướng đánh giá cao tiếng nói của Thủ tướng Lý Hiển Long tại các diễn đàn quốc tế vừa qua; nêu rõ quan điểm ASEAN cần kiên trì lập trường chung là giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; cho rằng, hai nước có mối quan hệ lịch sử lâu đời, thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao.

“Singapore ngay từ sớm đã tin tưởng vào triển vọng phát triển của Việt Nam. Chúng ta đã gieo hạt giống từ lâu và bây giờ chúng ta đang gặt hái thành quả. Singapore đã trở thành nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. Thực sự Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài”, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan bày tỏ. Ông cho biết người dân Singapore ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam, nhất là gạo, thực phẩm; tin tưởng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam.

 “Chúng ta cũng duy trì giao lưu nhân dân hết sức tốt đẹp. Lượng du khách ngày càng tăng có nhu cầu ngày càng cao về hàng không. Chúng tôi mong muốn phát triển dịch vụ hàng không, tăng số lượng chuyến bay nối Singapore với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng”, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan nói và mong muốn hai bên tăng cường quan hệ giao lưu chính trị, nhất là trao đổi chính sách; kết nối sâu rộng hơn về kinh tế./.

PV.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top