Chiều 21/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Trong bối cảnh chung đó, Thủ tướng có cuộc làm việc đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và 2 doanh nghiệp hôm nay là những đơn vị đầu tiên. Thủ tướng cũng đã và sẽ tiếp tục có các cuộc làm việc với các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm về phát triển kinh tế-xã hội.
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng cho rằng, PVN và VNA đã đoàn kết, quyết tâm cao, không nản chí, đặc biệt là có phương án chủ động khắc phục khó khăn để giữ hoạt động bình thường, trong khi nhiều doanh nghiệp dầu khí, hãng hàng không trên thế giới phải đóng cửa, phá sản, nhất là các doanh nghiệp lớn thì càng bị ảnh hưởng lớn.
Chia sẻ với các khó khăn, Thủ tướng cũng ghi nhận, đánh giá cao tinh thần của 2 doanh nghiệp “vượt qua thử thách, đón bắt thời cơ” và thực sự “có nhiều thời cơ phía trước chứ không phải bế tắc”. “Tinh thần ấy các đồng chí cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới”.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng đề nghị 2 doanh nghiệp tiếp tục tái cơ cấu nội bộ, trong đó có tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu lao động, tiết giảm tối đa chi phí, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Tăng cường quản lý kinh tế, chống thất thoát. Cố gắng giữ chân lực lượng lao động nòng cốt, ví dụ như hàng không cần giữ đội ngũ phi công hay bộ phận kỹ thuật…
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan xắn tay áo cùng tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn Nhà nước quan trọng này, coi khó khăn của các tập đoàn như khó khăn của mình để tháo gỡ, tìm lối ra cách làm phù hợp. “Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng sẵn sàng xắn tay áo cùng các đồng chí”.
Nói về tình hình thì dễ nhưng đưa ra giải pháp để tháo gỡ là trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ của cán bộ, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tập đoàn tiếp tục phát huy tinh thần như trong thời gian qua, nêu cao vai trò đầu tàu,“xông trận” để xử lý, giải quyết.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho ý kiến đối với các kiến nghị cụ thể của PVN và VNA với tinh thần tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện phát triển.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.