Liên quan đến những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp công nghiệp gang thép Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, khiến hải sản chết bất thường từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, sáng nay (1/7), tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, để đi đến những kết quả cuối cùng về việc công bố nguyên nhân gây ra sự cố cá chết ở miền Trung đó là một quá trình đấu tranh kiên quyết.
“Chúng ta đã đấu tranh một cách thuyết phục, bằng thái độ bình tĩnh, khoa học, đầy đủ trong quá trình tìm nguyên nhân cá chết ở miền Trung. Tôi đánh giá cao nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo nói chung và các bộ, ban, ngành, đơn vị liên quan đã đạt được những kết quả”, Thủ tướng nói.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị các đơn vị Bộ, ngành Trung ương, địa phương phải nhanh chóng có chính sách đảm bảo hỗ trợ toàn diện cho ngư dân. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong việc đánh bắt xa bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Thủ tướng Chính phủ và các Phó thủ tướng tại phiên họp thường kỳ tháng 6. |
Thủ tướng nêu ba yêu cầu cụ thể đối với các Bộ, ngành, địa phương sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết tại miền Trung vừa qua:
Thứ nhất, phải thực hiện đề xuất hỗ trợ lãi suất cho người dân. Cụ thể trong đó hỗ trợ doanh nghiệp bao nhiêu, hỗ trợ cho người dân bao nhiêu, quỹ tái xử lý môi trường là bao nhiêu?
Thứ hai, về số tiền 11.500 tỷ đồng do Formosa Hà Tĩnh đền bù, giao Bộ Tài chính, Bộ TNMT và các bộ có liên quan tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân. Chính sách phải đề cập cụ thể việc đánh bắt xa bờ như thế nào, xử lý và tái môi trường sản xuất ra sao. Bộ Tài chính chủ trì trình lên Chính phủ sớm nhất về các chính sách hỗ trợ đã nêu.
Thứ ba, các Bộ LĐTB-XH, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính sớm có chính sách về việc hỗ trợ việc làm cho người dân các địa phương, vùng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường vừa qua.
“Tôi xin nhắc lại một lần nữa, chúng ta đã làm từng bước, đấu tranh có lý lẽ, dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc để đạt được những kết quả liên quan sau sự cố môi trường miền Trung vừa qua dưới sự chỉ đạo của Đảng, Ban bí thư, Chính phủ”, Thủ tướng nhấn mạnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cùng chỉ đạo để cuối tháng 7/2016 xây dựng được phương án xử lý khoản tiền 11.500 tỷ đồng đền bù của Formosa sao cho hiệu quả. Đồng thời, Thủ tướng lưu ý thêm, yêu cầu quan trọng nhất sau việc này là Formosa phải cam kết không tái diễn hành vi vi phạm, nếu tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh quan điểm, không thể vì phát triển kinh tế, vì thu hút đầu tư mà bỏ qua môi trường, nhất là môi trường sống của người dân.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao cho biết, ngư dân đánh bắt gần bờ thường ở các xã ven biển do không có đất, không thể chuyển sang các hình thức sản xuất nông nghiệp khác. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có chính sách cho chuyển đổi sang đóng tàu để đánh bắt xa bờ hoặc tăng cường xuất khẩu lao động, tháo gỡ một phần khó khăn cho họ.
“Ngoài ngư dân thì các cơ sở du lịch cũng ảnh hưởng lớn, đặc biệt nhiều nhà đầu tư mới xây dựng xong. Đề nghị Chính phủ có chính sách tín dụng, giảm thuế giúp các nhà đầu tư vượt qua khó khăn, bởi nhiều cơ sở du lịch khách đăng ký nhưng đã huỷ hết từ lúc đó đến hết năm”, ông Cao nói.
Trao đổi lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, khoản tiền đền bù không phải để chi trực tiếp ngay các việc trước mắt mà phải dành chủ yếu cho phát triển lâu dài. Đó là việc quan trọng nhất.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.