Sáng 19/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định hoạt động của Hội đã phát huy truyền thống văn hóa tương thân tương ái, nhân văn rất tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh hoạt động nhân đạo, Hội đã góp phần tích cực vào chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. “Tôi rất ấn tượng không những về hoạt động mà số hội viên tăng lên với 8 triệu người tham gia ở 17.000 hội cơ sở. Các đồng chí có 4 cấp trên cả nước, cấp cơ sở phát triển mạnh mẽ”, Thủ tướng nói.
Nhiều cuộc vận động, phong trào của Hội đã lan tỏa, thu hút sự quan tâm của nhân dân, nhà khoa học, doanh nghiệp, góp phần chăm lo cuộc sống của những đối tượng yếu thế trong xã hội, đồng bào vùng sâu, vùng xa… Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao kết quả tích cực mà Hội CTĐ Việt Nam đã đạt được thời gian qua.
Đối với một số phương hướng hoạt động của Hội thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ hoạt động của Hội là hoạt động nhân đạo, dựa vào cộng đồng, do Hội thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện, theo nguyên tắc tự nguyện, không vụ lợi, công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.
Thời gian tới, Hội tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong các hoạt động nhân đạo, góp phần cùng cả nước tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội.
Hội cần đẩy mạnh các hoạt động CTĐ với 7 nội dung quy định theo luật. Tiếp tục tổ chức các cuộc vận động, các phong trào, hoạt động nhân đạo thiết thực, cụ thể, hướng về cơ sở. Nhân rộng các mô hình phù hợp, hiệu quả. Thủ tướng cho rằng, thông qua hoạt động của Hội, góp phần giáo dục, nâng cao hơn nữa ý thức, tinh thần nhân đạo, nhân ái, vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
“Xã hội chúng ta rất quan tâm đến hoạt động cứu trợ từ thiện, nhân đạo, nhất là đối với đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, rồi cứu trợ, hỗ trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ”, Thủ tướng nói và lưu ý, còn có một số hoạt động tự phát, chưa được quản lý tốt dẫn đến chồng chéo, trùng lắp về đối tượng, cách thức, biện pháp thực hiện, làm cho hiệu quả ở một số nơi chưa cao. Vì vậy, Hội cần chú ý nắm bắt, có thông tin hướng dẫn, cung cấp các địa chỉ nhân đạo, cùng các cấp chính quyền tổ chức, định hướng các hoạt động nhân đạo đúng địa chỉ, đúng đối tượng.
Thủ tướng đề nghị Hội CTĐ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy, nâng cao vai trò tổ chức thực hiện hoạt động nhân đạo của Hội. Phải tiếp tục đổi mới tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả. Quan tâm phát triển hệ thống các tổ chức CTĐ cơ sở. Chú trọng đào tạo cán bộ, phát triển đội ngũ tình nguyện viên. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp tục thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân đạo. Có cách làm để thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động nhân đạo trong nước. Kịp thời và có biện pháp phù hợp nhằm hỗ trợ nhân đạo đối với nạn nhân thiên tai, thảm họa trên thế giới.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động của Hội”, Thủ tướng khẳng định và nhấn mạnh công tác từ thiện, nhân đạo rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến đối với các kiến nghị cụ thể của Hội với tinh thần đây là hội đặc thù thì việc xử lý, giải quyết có tính chất đặc thù. “Các đồng chí tích cực làm việc với các bộ, ngành để sớm đề xuất với Chính phủ một số cơ chế tạo điều kiện cho các đồng chí phát triển. Cơ chế, chính sách là do chúng ta nghĩ ra, chứ chúng ta thỏa mãn với cơ chế cũ thì làm sao có thể phát triển được. Kiến tạo chính là chúng ta làm cái gì đó mới hơn để cuộc sống người dân tốt hơn nữa, chính sách thoáng hơn nữa, tạo điều kiện cho phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh./.
D.T
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.