Chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu, một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, với nhiều kết quả tích cực về kinh tế-xã hội.
Về các định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Lai Châu cần tiếp tục tập trung chăm lo đầu tư cho giáo dục, nâng cao dân trí, kiên cố hóa trường lớp học, “không để tình trạng con em mù chữ”; quan tâm hơn nữa đến công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân tái định cư, ổn định cuộc sống sau khi nhường đất cho xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.
“Hiện nay, số lượng doanh nghiệp trong tỉnh còn thấp quá. Các đồng chí cần quan tâm đến vấn đề này”, Thủ tướng cũng lưu ý.
Cho ý kiến về một số kiến nghị cụ thể của Tỉnh, Thủ tướng đồng ý giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm Đường nối cao tốc Hà Nội-Lào Cai với TP. Lai Châu, sân bay Lai Châu; các bộ, ngành khẩn trương bố trí vốn theo kế hoạch để thực hiện dự án đường giao thông liên vùng - đường tỉnh 107.
Về đề nghị thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa qua lối mở để khai thác lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu, Thủ tướng nhất trí về chủ trương, yêu cầu thực hiện chặt chẽ theo quy định và “tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buôn lậu”.
Lai Châu là địa phương thứ hai mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến làm việc, sau khi đến tỉnh Quảng Trị vào ngày 16/4.
Cả nước có 62 huyện nghèo thì có 6 huyện nghèo của tỉnh Lai Châu. Theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới hơn 40%. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn rất khó khăn, đầu tư phát triển đối với Lai Châu còn thấp. Đa số nguồn chi (80%) dành cho an sinh xã hội, chỉ còn khoảng 20% chi cho đầu tư. Hiện toàn tỉnh vẫn còn 1.167 phòng học tạm, 185 phòng học nhờ.
PV.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.