Tiếp tục chuyến công tác tại ĐBSCL, chiều 23/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cùng Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Trà Vinh.
Đây là lần thứ hai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Trà Vinh trong vòng 10 tháng qua.
Trà Vinh là tỉnh nằm ở phía Đông Nam vùng ĐBSCL, nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu, là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng. Trong 1,1 triệu người của tỉnh có 32% là dân tộc Khmer, có nhiều tôn giáo khác nhau.
Cho đến nay, kinh tế của Trà Vinh chủ yếu là nông nghiệp, tính đến cuối năm 2016 chiếm trên 39%, nhưng thường xuyên bị tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.
Do vậy, dù tăng trưởng kinh tế đạt 10,26% trong năm ngoái, nhưng thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt trên 33 triệu đồng/năm.
Đến nay Trà Vinh có 2/9 đơn vị cấp huyện thuộc diện chương trình 30a, 22 xã thuộc diệnn đặc biệt khó khăn.
Góp ý với Trà Vinh về giải pháp phát triển kinh tế xã hội, đại diện các bộ cho rằng, tỉnh cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng bảo vệ môi trường, nhất là khu xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp.
Tỉnh cũng cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lưu ý kiểm tra, giám sát hoạt động của Trung tâm Điện lực Duyên Hải để không gây ô nhiễm môi trường, nhất là các nhà máy nhiệt điện.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Trà Vinh có vị trí quan trọng đối với vùng ĐBSCL, có thể mạnh phát triển thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Khó khăn của tỉnh là xuất phát điểm quá thấp, nhưng những năm gần đây, Trà Vinh đã đạt nhiều thành quả quan trọng.
Năm ngoái và quý 1 năm nay, dù thiên tai, mặn xâm nhập, kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng trên 10%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 42%. Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đang được triển khai tốt và là hướng ra của tỉnh.
Thủ tướng cũng đánh giá cao tỉnh đã thu hút đầu tư hạ tầng một số khu du lịch. Dù khó khăn những vẫn huy động được các nguốn vốn đầu tư phát triển với con số 24.000 tỷ đồng. Trà Vinh cũng đã thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới với 23/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy vậy, về tổng thể, quy mô kinh tế của Trà Vinh còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp, thu ngân sách có nhiều tiến bộ, năm ngoái đạt 9.100 tỉ đồng, nhưng vẫn là mức thấp, mới chỉ tự chủ được 43% ngân sách.
Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thấp, bình quân hơn 871 người dân/doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước 140 người dân/doanh nghiệp.
Với việc năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giảm thời gian qua, đứng thứ 42/63, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, cấp huyện ở địa phương phải lưu và tập trung cải cách thủ tục hành chính để thu hút doanh nghiệp, nhất là chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) vẫn đứng thứ 59/63.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh tuy giảm nhưng vẫn là mức cao với 13,23%, do đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần tiếp tục công tác giảm nghèo thời gian tới, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, Trà Vinh vẫn phải tập trung cho phát triển nông nghiệp.
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: “Nông nghiệp theo khái niệm mở rộng, vẫn là hướng ra quan trọng đối với tỉnh Trà Vinh. Thứ nhất là lúa chất lượng cao, lúa cao sản mới xuất khẩu được, thậm chí là gạo dinh dưỡng. Nếu làm được cây gì hiệu quả hơn lúa, nhưng sau đó có thể trơ lại đất lúa thì có thể chuyển đổi. Tất nhiên phải làm chặt chẽ, có xin ý kiến cho bài bản. Thứ hai là nuôi tôm thâm canh. Rất tiếc là vùng này diện tích đất rất lớn nhưng chưa quy hoạch đầu tư phát triển tôm thâm canh đúng mức để có sản lượng lớn”.
Đặt vấn đề như vậy, Thủ tướng mong muốn Trà Vinh cùng Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng là vùng trung tâm tôm của Việt Nam, đóng góp vào xuất khẩu tôm đạt 10 tỉ USD vào năm 2020.
Bên cạnh đó, Trà Vinh cần tỉnh cần tận dụng lợi thế phát triển cây ăn quả là thế mạnh, là đặc sản của tỉnh để mang lại giá trị kinh tế cao, nghiên cứu nuôi bò trồng cỏ để phát triển kinh tế xã hội.
Với lợi thế có nhiều lợi thế phát triển du lịch, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Trà Vinh lưu tâm vấn đề này, trong đó phát huy, khai thác các nét văn hóa đặc sắc của địa phương và của người dân tộc Khmer.
Đối với phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, Thủ tướng chỉ đạo: “Phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, nếu chúng ta làm thô thì không hiệu quả. Và thứ hai là công nghiệp giải quyết việc làm. Cho nên phải tính may, dệt, da, phải chuyển bớt lao động nông nghiệp sang. Thứ ba là công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đặc biệt là hướng phát triển điện gió, điện mặt trời ở vùng đất này. Tôi nói vấn đề này để các đồng chí có định hướng và những kiến nghị của các đồng chí về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ, các ngành đều mong muốn ủng hộ, kể cả cơ chế về giá”.
Thời gian qua, tỉnh đã làm tốt việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển, nhưng Thủ tướng cho rằng tỉnh cần làm tốt hơn, tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư.
Cùng với đó là thực hiện nghiêm các Nghị quyết 19, 35 của Chính phủ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương.
Tỉnh cũng cần chỉ đạo thực hiện vượt các mục tiêu kinh tế xã hội năm 2017, đóng góp vào kinh tế xã hội đất nước.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng đã trực tiếp giải quyết các kiến nghị của tỉnh Trà Vinh về các vấn đề của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thời gian tới. Tối nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Lễ kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Trà Vinh./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.