Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 7 năm 2017 | 9:13

Thủ tướng: Muốn đổi mới giáo dục phải đặc biệt quan tâm nhà giáo

Sáng 19/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

khong quan tam dac biet giao vien thi doi moi giao duc khong thanh cong hinh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

Hội Cựu giáo chức Việt Nam được thành lập năm 2004, có mục tiêu hoạt động là tập hợp các nhà giáo, cán bộ viên chức đã nghỉ hưu của ngành giáo dục để đoàn kết giúp đỡ nhau giữ vững phẩm chất đạo đức nhà giáo, hỗ trợ nhau về vật chất, tinh thần trong cuộc sống, tiếp tục đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm chấn hưng giáo dục - đào tạo cả nước.

Đến nay, Hội đã tập hợp 60 vạn nhà giáo tại 63 tỉnh, thành phố và các trường đại học. Hội đã giúp đỡ các nhà giáo khó khăn về kinh tế và bệnh tật thông qua “Quỹ tình nghĩa nhà giáo”; vận động các nhà giáo tư vấn phản biện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục như Luật Giáo dục, Luật Đại học, Nghị quyết Trung ương về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo”, Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể…; đồng thời có các hoạt động vận động hỗ trợ trường học, học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.

Theo Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam Phạm Minh Hạc, Hội rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, tâm huyết đóng góp cho sự phát triển của ngành về chủ trương, chính sách, về chất lượng giáo dục, về đội ngũ nhà giáo.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá cao Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, với Đảng, Nhà nước. Đây là kênh quan trọng trong chính sách phát triển giáo dục của đất nước, đặc biệt là chính sách, chế độ đối với các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy ở các trường hoặc đã nghỉ hưu.

Thủ tướng cũng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực khắc phục khó khăn của Hội thời gian qua.

khong quan tam dac biet giao vien thi doi moi giao duc khong thanh cong hinh 2
Thủ tướng: Xã hội muốn phát triển phải xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Muốn làm được phải nhờ tới giáo dục.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Các đồng chí đã nêu tấm gương sáng của người thầy để con cháu, học sinh noi theo. Về hưu nhưng tinh thần đâu có hưu, vẫn tích cực đóng góp cho công việc. Thay mặt Chính phủ, tôi biểu dương và đánh giá cao Hội Cựu giáo chức Việt Nam".

Thủ tướng cũng mong muốn Hội tiếp tục hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp, thực hiện tốt mục tiêu, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo, tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; và đặc biệt góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương.

Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động của Hội thiết thực, hiệu quả cao hơn; có cơ chế thích hợp để lắng nghe được nhiều hơn các ý kiến đóng góp quý báu cho ngành giáo dục.

Cùng với đó Bộ tiếp tục chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt, hiệu quả việc phối hợp với Hội Cựu giáo chức Việt Nam, thực hiện “4 cùng”: Cùng đánh giá thực tiễn và chất lượng giáo dục; Cùng bàn giải pháp đổi mới; Cùng tổ chức một số hoạt động; Cùng chăm lo đời sống đội ngũ nhà giáo đương chức và nghỉ hưu.

khong quan tam dac biet giao vien thi doi moi giao duc khong thanh cong hinh 3
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng Ban lãnh đạo Hội Cựu giáo chức Việt Nam

Nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, Thủ tướng cho rằng, muốn xã hội phát triển thì không chỉ xóa đói giảm nghèo nhanh mà cần bền vững. Để thực hiện được điều đó, yếu tố quan trọng là nhờ vào giáo dục.

Thủ tướng cũng lưu ý, nếu không quan tâm đặc biệt đến đội ngũ thầy giáo, cô giáo thì đổi mới giáo dục sẽ không thành công. Thủ tướng mong muốn Hội Cựu giáo dục tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc đổi mới giáo dục.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã có ý kiến xử lý, giải quyết các kiến nghị của Hội Cựu giáo chức Việt Nam, trong đó có một số chế độ, chính sách đối với giáo viên.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top