Dự Hội nghị WEF Davos 2019 tại Thụy Sỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu khai mạc phiên thảo luận với chủ đề “Cuộc gặp các nhà lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc phiên thảo luận với chủ đề “Cuộc gặp các nhà lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương" tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2019. Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng ghi nhận nhiều nỗ lực trong quản trị biển và đại dương, nhưng cho rằng rất cần phải có những đột phá, nhất là huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực để ứng phó với những thách thức nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và hỗ trợ cho các quốc gia bị tác động nặng nề nhất.
Thủ tướng đề nghị thành lập “Diễn đàn đối tác công - tư rộng mở về ứng phó với biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển” để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ, huy động các nguồn lực và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường biển.
Với môi trường siêu kết nối trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo vệ biển - đại dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phối hợp với các đối tác nghiên cứu, thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển và đại dương; hoan nghênh cộng đồng quốc tế ủng hộ lập trường chung của ASEAN về việc cần phải bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên khu vực Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli. Ảnh: TTXVN |
Bên lề Hội nghị WEF Davos 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli.
Chúc mừng ông Sharma Oli được bầu lại làm Thủ tướng Nepal, Thủ tướng khẳng định chính sách nhất quán luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Nepal. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao; thúc đẩy sớm ký Thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước sang tìm hiểu thị trường đầu tư trong lĩnh vực Nepal có nhu cầu như viễn thông, năng lượng, hạ tầng… và các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thực phẩm, dệt may, da giày, điện tử...
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn Nepal đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Thủ tướng Sharma Oli chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua cũng như vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; khẳng định Chính phủ Nepal sẽ tiếp tục chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư kinh doanh tại Nepal.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Roberto Azeved. Ảnh: TTXVN |
Cùng ngày, Thủ tướng có cuộc gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Roberto Azevedo. Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng hệ thống thương mại đa phương dựa trên hệ thống các nguyên tắc và luật trong khuôn khổ WTO; nhấn mạnh sau hơn 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm cao.
Tổng Giám đốc WTO bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội mọi mặt của Việt Nam; cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp hiệu quả của Việt Nam trong hệ thống thương mại đa biên; khẳng định WTO sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nhân lực về hội nhập, thương mại quốc tế.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.