Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 20 tháng 5 năm 2018 | 12:8

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với 1.000 công nhân

Sáng ngày 20.5, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh Hà Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với 1.000 công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của 11 tỉnh, TP vùng Đồng bằng sông Hồng.

 
Với phương châm hành động “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả” Chương trình Thủ tướng gặp gỡ CNLĐ các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2018 với sự tham dự của đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng… với chủ đề: “Năng suất lao động cao hơn, phúc lợi xã hội tốt hơn” thực sự là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn để kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi đối thoại với 1.000 công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp của11 tỉnh, TP
 
Tại buổi đối thoại đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam báo cáo Thủ tướng kết quả 2 năm thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều chủ trương, chính sách, những kiến nghị, đề xuất thiết thực của đoàn viên, người lao động được Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt điển hình như chính sách về tiền lương, tình trạng xử lý vấn đề nợ, trốn đóng BHYT, BHXH, người sử dụng lao động bỏ trốn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách về lao động nữ…
 
Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng LĐLĐVN đã tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Hà Nam và các địa phương trong khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chuẩn bị và tổ chức chu đáo chương trình, tạo cơ hội cho Thủ tướng được gặp mặt, trò chuyện và trực tiếp lắng nghe ý kiến của công nhân lao động và cán bộ công đoàn.
Các công nhân tại buổi đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tại buổi đối thoại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn chỉ ra: Công nhân nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số vấn đề lớn mà công nhân đặc biệt quan tâm, bức xúc chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để. Bên cạnh nhiều bộ, ngành, địa phương nỗ lực giải quyết các kiến nghị của công nhân, quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ công nhân thì vẫn còn một số bộ, ngành và địa phương chưa tích cực tham mưu, chỉ đạo và tập trung giải quyết các nguyện vọng chính đáng của công nhân lao động.
Đối với doanh nghiệp, để nâng cao năng suất và phúc lợi cho người lao động, các doanh nghiệp cần phải  tập trung ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ đi đôi với đào tạo đội ngũ chuyên gia, công nhân lành nghề để chủ động làm chủ khoa học – công nghệ ở từng doanh nghiệp...
 
Đối với các bộ, ngành và địa phương: Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách và giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động. Phải kiên trì theo đuổi mục tiêu tăng năng suất và nâng cao phúc lợi ở từng doanh nghiệp thông qua việc tham mưu thể chế, lắng nghe doanh nghiệp và người lao động, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thưởng nóng cho một công nhân có ý chí, tự lập vươn lên trong cuộc sống.
 
Đã có rất nhiều ý kiến của các công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp của 11 tỉnh, TP vùng Đồng bằng sông Hồng như: Ở Hà Nội, chính quyền và một số doanh nghiệp chỉ bố trí được 10% nhu cầu nhà ở và 1 trường mầm non với số lượng 300 cháu cho công nhân lao động tại Khu Công nghiệp. Số còn lại đều phải thuê nhà ở trong dân và gửi con tại các nhóm trẻ tư thục nên chi phí sinh hoạt rất cao.
 
Sức khỏe của một bộ phận anh em công nhân đang thực sự là vấn đề báo động, vì nhiều nguyên nhân: làm việc quá căng thẳng không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe; bữa ăn ca không đáp ứng cả lượng và chất, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán chủ yếu ở các chợ cóc dành cho công nhân; môi trường làm việc quá nóng, quá ồn, nhiều hóa chất; nhiều bạn ốm đau mà không dám nghỉ, có bạn giấu bệnh để tiếp tục đi làm, sợ công ty cho nghỉ việc…Trong khi đó, bệnh viện lại xa nơi các doanh nghiệp đặt trụ sở và nơi công nhân ở; lại ít khi tổ chức khám bệnh ngoài giờ (vào Chủ nhật) cho phù hợp với đặc thù của công nhân.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch TLĐLĐVN Bùi Văn Cường trao học bổng cho 65 công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp của 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng 

 

Chính phủ chuẩn bị sửa đổi Nghị định 49 năm 2013, trong đó có việc bỏ hoặc cắt giảm thang lương, bảng lương, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, dễ tạo cơ hội cho doanh nghiệp ép tiền lương anh em công nhân.
 
Hiện tại, người lao động ngoại tỉnh thuê nhà trọ phải chịu tiền điện, nước theo giá kinh doanh, tức là giá cao hơn các hộ gia đình sinh hoạt bởi chủ các nhà trọ kinh doanh phòng trọ phải chịu giá này và áp lên người thuê chúng cháu…
 
Hiện nay công nhân lao động cũng khá lo lắng về vấn đề an ninh an toàn ngoài hàng rào KCN, trong đó có vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn an ninh khi công nhân làm đêm. Ở nhà trọ thường xuyên xảy ra tình trạng cờ bạc, đánh nhau.
 
Theo quy định Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1.1.2018 hầu hết người lao động nữ về hưu có mức lương hưu được hưởng thấp hơn từ 4% - 10% so với nghỉ hưu từ năm 2017, trong khi đó lao động nam chỉ bị giảm từ 2% đến 10% sau 5 năm. Nguyện vọng của lao động nữ rất muốn được bình đẳng tính lương hưu giống như lao động nam kể từ ngày 1.1.2018.
 
Cônh nhân hầu hết từ nông thôn ra, vừa học xong lớp 12 là đi làm công ty luôn, chỉ có ít người được học nghề. Chúng cháu rất muốn được học nghề để đáp ứng được yêu cầu công việc và nâng cao thu nhập nhưng thời gian và kinh phí eo hẹp.
 
Muốn có năng suất lao động cao thì quan hệ giữa ông chủ và người lao động phải hài hòa, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau. Nhiều doanh nghiệp, mối quan hệ này rất tốt, nhưng một số doanh nghiệp khác chưa làm tốt việc này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động rất lớn đến việc làm của người lao động, các ngành như dệt may, da giầy sẽ bị thu hẹp phần lớn việc làm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch TLĐLĐVN Bùi Văn Cường trao quyết định hỗ trợ 18 “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệtđang làm việc tại các doanh nghiệp của 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng . 

 

Tất cả các câu hỏi, thắc mắc của đại diện các công nhân đặt ra tại buổi đối thoại đã được Thủ tướng trả lời hoặc yêu cầu các bộ ngành, tỉnh, TP trả lời tỏa đáng...
 
Qua 2 lần gặp gỡ và đối thoại với công nhân ở khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và miền Trung, Thủ tướng khẳng định đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, được công nhân lao động và cán bộ công đoàn kỳ vọng, mong muốn trở thành hoạt động thường xuyên, nề nếp.
 
“Chính phủ, các cấp công đoàn sẽ thường xuyên đối thoại để giải quyết được các vấn đề bức xúc của công nhân hiện nay, để từng bước nâng cao đời sống cho công nhân lao động. Chúng ta đã có những thành công trong năm 2017 và có vai trò rất lớn của giai cấp công nhân. Làm sao phải củng cố giai cấp công nhân VN đông về số lượng và mạnh về chất lượng” - Thủ tướng khẳng định.
 
Tại cuộc đối thoại hôm nay, bên cạnh việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân, người đứng đầu Chính phủ cũng sẽ “đặt hàng” lại chính các công nhân đang trực tiếp sản xuất về những vấn đề liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những giải pháp thiết thực để công nhân lao động thực sự trở thành công nhân khu vực, công nhân toàn cầu trong bối cảnh hội nhập.
 
Đây là dịp công nhân được chia sẻ, nói lên nguyện vọng của mình, còn người đứng đầu Chính phủ sẽ lắng nghe và đưa ra những quyết sách kịp thời, để chăm lo tốt nhất cho người lao động.
 
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Thủ tướng kêu gọi anh chị em công nhân, lao động không ngừng vươn lên, tự giác học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp hãy quan tâm chăm lo cho công nhân lao động, xác định công nhân lao động là vốn quý của doanh nghiệp để có chế độ phúc lợi ngày càng tốt hơn…
 
Cũng trong buổi đối thoại này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch TLĐLĐVN Bùi Văn Cường trao học bổng cho 65 công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp của 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng và quyết định hỗ trợ 18 “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top