Phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn nhất của tỉnh Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, một địa phương phát triển kinh tế thành công khi thu hút 3 nhân tố là doanh nghiệp tốt, người giỏi, người giàu.
Thủ tướng nhấn mạnh phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường, cả tự nhiên và xã hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Hôm nay (6/8), tại TP. Phủ Lý, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Hà Nam 2016.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của tỉnh Hà Nam trong quá trình phát triển, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính, nổi bật là 10 cam kết với nhà đầu tư.
Nhấn mạnh quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng mong muốn Hà Nam là tỉnh đi đầu thực hiện thông điệp này của Chính phủ.
Tỉnh cần xác định rõ đâu là trách nhiệm của chính quyền, của thị trường để chính quyền không làm những gì thị trường làm tốt, không quyết định, làm thay doanh nghiệp. Cái gì doanh nghiệp, xã hội làm được thì để doanh nghiệp, xã hội làm.
Muốn như vậy, theo Thủ tướng, phải đổi mới quy hoạch, đoạn tuyệt với quy hoạch phi thị trường. Cần tích cực lắng nghe, đối thoại với nhà đầu tư, đồng hành với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, loại bỏ các rào cản, khơi thông nguồn vốn. Hệ thống thu nhập, phản hồi thông tin phải hiệu quả hơn, dễ tiếp cận hơn với chi phí thấp hơn đối với cả chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp.
“Chúng tôi sẽ lập một website, qua đó, trực tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng sẽ cùng các chuyên gia có liên quan thu nhận, lắng nghe, điều chỉnh kịp thời, đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư”, Thủ tướng cho biết.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng cho rằng đầu tư nước ngoài là cần thiết nhưng chúng ta luôn chú trọng doanh nghiệp đầu tư trong nước, phải nuôi dưỡng, hỗ trợ như với đầu tư nước ngoài để doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước cùng nhau phối hợp, cùng nhau lớn mạnh. Doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực để hợp tác, liên kết với doanh nghiệp FDI tham gia, tiến lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, cả tự nhiên và xã hội. Không phát triển kinh tế với bất cứ giá nào mà bỏ qua vấn đề môi trường. “Tôi yêu cầu tỉnh Hà Nam rà soát tất cả các dự án có liên quan ảnh hưởng đến môi trường để chấn chỉnh kịp thời, không để dự án ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân”, Thủ tướng yêu cầu.
Bên cạnh chú trọng sản xuất, cần nghiên cứu đẩy mạnh đầu tư một cách đồng bộ, cả vào các lĩnh vực khác như du lịch, dịch vụ, nguồn nhân lực.
“Một địa phương thành công khi thu hút được 3 nhân tố là doanh nghiệp tốt, người giỏi, người giàu. Nếu Hà Nam cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt thì giúp thu hút doanh nghiệp tốt và người giỏi đến kinh doanh và làm việc và nếu Hà Nam cải thiện môi trường sống tốt hơn sẽ giúp thu hút nhân tố thứ ba là người giàu”, Thủ tướng khẳng định.
Bên cạnh đó, phải tạo động lực để từng đơn vị, cán bộ phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Chống tệ nhũng nhiễu, quan liêu. Có cơ chế ghi nhận, khuyến khích kịp thời, thích đáng các cơ quan, cán bộ làm tốt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong việc phục vụ sự phát triển, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh ở địa phương. Cũng tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để Việt Nam nằm trong nhóm đầu của ASEAN; tạo mọi điều kiện, phân cấp, giao quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương để chủ động trong quá trình phát triển. “Coi thành công của nhà đầu tư là thành công của Chính phủ”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh Hà Nam và các nhà đầu tư nước ngoài dự hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
10 cam kết “trước sau như một”
Trước hàng trăm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam khẳng định xây dựng Hà Nam từng bước trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, lực lượng lao động, du khách trong nước và nước ngoài. Lãnh đạo tỉnh Hà Nam nêu rõ 10 cam kết về tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Phát biểu tại hội nghị, các chuyên gia, nhà đầu tư hoan nghênh, đánh giá cao các cam kết này của tỉnh.
“10 cam kết của Hà Nam là một đặc sắc, cùng với quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, trở thành lợi thế thu hút đầu tư mạnh mẽ”, TS. Trần Đình Thiên nhìn nhận. Ông mong muốn Hà Nam hướng tới đẳng cấp cao hơn trong phát triển, quan tâm chất lượng dự án đầu tư chứ không chỉ số lượng.
Đồng quan điểm, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Tất Thắng bày tỏ ấn tượng với 10 cam kết của lãnh đạo tỉnh Hà Nam. “Đây có thể coi là tuyên ngôn, phù hợp với quan điểm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ. Bây giờ, các nhà đầu tư đang mong đợi Hà Nam thực hiện như vậy”, ông Thắng nói.
Từng là lãnh đạo, đồng hành với từng bước thăng trầm của Hà Nam trong quá trình phát triển, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ, 10 cam kết này không chỉ là của lãnh đạo tỉnh mà của cả người dân Hà Nam. Các cam kết này là “trước sau như một”. Dù có thay đổi lãnh đạo tỉnh nhưng 10 cam kết tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư không thay đổi mà chỉ ngày càng tốt hơn.
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác của các nhà đầu tư và tỉnh Hà Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Trong khuôn khổ Hội nghị, UBND tỉnh Hà Nam đã ký thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ và trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận đầu tư cho 10 doanh nghiệp với tổng mức đầu tư quy đổi gần 17.000 tỷ đồng, trong đó có Dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm bán dẫn, LED, linh kiện LED của Tập đoàn Seoul Semiconductor (Hàn Quốc) tại KCN Đồng Văn I, với tổng mức đầu tư 300 triệu USD.
Cũng tại hội nghị, BIDV Chi nhánh Hà Nam đã ký 4 biên bản ghi nhớ cung cấp tín dụng với tổng giá trị gần 4.000 tỷ đồng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.