Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 1 năm 2017 | 1:10

Thủ tướng Nhật Bản: Việt Nam nằm trong khu vực trung tâm tăng trưởng

Nhận định trên được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra trong cuộc Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản tại Hà Nội sáng 17/1.

thu tuong nhat ban viet nam nam trong khu vuc trung tam tang truong cua the gioi hinh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ tin tưởng vào tương lai phát triển của Việt Nam.

Trước đó, phát biểu khai mạc cuộc tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển rất tốt đẹp. Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất, đầu tư FDI lớn thứ 2 và có lượng khách du lịch lớn thứ 3 và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kể từ khi ông gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 5/2016, Nhật Bản đã đầu tư thêm vào Việt Nam 2 tỷ USD, nâng tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 42 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng số hơn 100 quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, kết quả tích cực đó là nhờ các doanh nghiệp Nhật Bản - “những bông hoa đẹp” đã có những đóng góp quan trọng vào mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam đã nỗ lực để có được một nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng đã tạo điều kiện tốt hơn để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng đã ổn định được kinh tế vĩ mô và chính trị xã hội. Chính phủ Việt Nam cũng đã tích cực, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng đến trở thành quốc gia nằm trong nhóm đầu ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác. Việt Nam mong muốn Nhật Bản sẽ đầu tư vào dự án phát triển công nghiệp hóa Việt Nam- Nhật Bản, các dự án hạ tầng chất lượng cao, dự án PPP, các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là tài chính, ngân hàng và du lịch, nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp chế tạo, đặc biệt là tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các doanh nghiệp Việt Nam rất tin tưởng vào sự trung thực và sự cần mẫn của doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất phấn khởi khi có các đối tác chiến lược là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vinh dự về việc Việt Nam lần đầu tiên được đón Nhật Hoàng và Hoàng hậu đến thăm.

thu tuong nhat ban viet nam nam trong khu vuc trung tam tang truong cua the gioi hinh 2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư và hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.

Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tháp tùng ông trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Thủ tướng Shinzo Abe cũng bày tỏ vui mừng vì kết quả tích cực trong cuộc tọa đàm giữa doanh nghiệp và Chính phủ hai nước diễn ra trước đó.

Cũng theo Thủ tướng Shinzo Abe, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 16/1, hai bên đã nhất trí mở rộng và cải thiện hơn nữa thương mại và đầu tư.

Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh, hiện nay, ASEAN là trung tâm tăng trưởng của thế giới và Việt Nam cũng nằm trong trung tâm đó. Hiện có hơn 1.600 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Thủ tướng Shinzo Abe cũng đánh giá rất cao đóng góp của các doanh nghiệp nói trên trong việc đầu tư, tạo ra công ăn việc làm và phát triển công nghệ tại Việt Nam.

Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ mong muốn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Nhật Bản, lắng nghe những nguyện vọng của họ.

Thủ tướng Shinzo Abe cũng khẳng định, các doanh nghiệp Nhật Bản rất muốn đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và trở thành đối tác tốt của các doanh nghiệp Việt Nam./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top