Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 6 năm 2022 | 11:51

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo "gỡ khó" cho nhà ở công nhân

Tại buổi gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động, nhà ở trở thành vấn đề “nóng” được nhiều công nhân quan tâm. Giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo gỡ khó để công nhân có thể tiếp cận được nhà ở, từ đó an cư lạc nghiệp.

Đặt câu hỏi tại buổi đối thoại liên quan tới nhóm vấn đề nhà ở, công nhân Nguyễn Đình Biên (sinh năm 1986, Công ty TNHH Woosin Vina, tỉnh Nghệ An), tâm sự: Anh chị em luôn hăng say lao động sản xuất với mong muốn đem lại thu nhập cao, doanh nghiệp phát triển, đất nước đổi mới đi lên. Tuy nhiên, đời sống của công nhân hiện tại gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề về nhà ở.

Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác quy hoạch, triển khai xây dựng nhà ở, trường học, nhà trẻ, khu vơi chơi văn nghệ cho chị em công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo tôi được biết, hiện tại có nhiều doanh nghiệp, tổ chức công đoàn muốn đứng ra để xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, thậm chí ở miễn chí nhưng chưa có cơ chế, trong khi đó, công nhân thuê nhà chật hẹp, giá cả đắt đỏ.

 

 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi đối thoại.

 

Trả lời về vấn đề này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, nhà ở cho công nhân là vấn đề "đau đáu" của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, ông đã phát biểu về vấn đề này trước diễn đàn Quốc hội.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, hiện nay vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân còn vướng một số quy định của luật, cụ thể là các Luật Đất đai, Luật Đấu thầu… Cùng với đó, vấn đề thu hút các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân cũng rất cần sự vào cuộc của xã hội.

Bổ sung thêm nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhà ở cho công nhân, người lao động luôn là vấn đề trăn trở của Đảng, Nhà nước. Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp thu những ý kiến liên quan tới vướng mắc của luật pháp liên quan tới chính sách này.

 

Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, nhà ở cho công nhân là vấn đề "đau đáu" của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ xây dựng trả lời, trong thời gian qua, chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân. Trong giai đoạn 2016-2021, chúng ta ta đã có kết quả nhất định về chương trình này.

Hiện nay cả nhà ở công nhân thực hiện được 122 dự án trên cả nước, mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân. Đây là hạn chế trong thời gian qua chưa đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình phát triển nhà ở cho công nhân.

Chúng ta đã biết, nhu cầu nhà ở cho công nhân rất cấp bách. Trong thời gian qua, Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt để phát triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Các chỉ đạo của Thủ tướng thể hiện ở một số nhóm vấn đề.

Nhóm thứ  1: Đó là công tác hoàn thiện thể chế ở các cơ chế chính sách đầu tư phát triển. Thời gian quan, giai đoạn từ năm 2021 đến nay, Chính phủ đã sửa đổi Nghị định 100 về phát triển nhà ở xã hội, hiện nay được sửa đổi bởi Nghị định 49. Bộ Xây dựng đã sửa đổi ban hành Thông tư 09 về trình tự lựa chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân.

Nhóm thứ 2: Chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Chính phủ đã chỉ đạo, dành rất nhiều chính sách ưu đãi. Cụ thể là được miễn tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư; được giảm 50% thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp; chủ đầu tư được dành 20% Quỹ nhà thương mại trong dự án nhà ở xã hội để bù đắp cho các chi phí đầu tư, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,…

Nhóm thứ 3: Cải cách các thủ tục hành chính trong thực hiện đầu tư nhà ở xã hội công nhân.

Nhóm thứ 4: Hỗ trợ cho các chủ đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

 

 Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng giải đáp thắc mắc về vấn đề nhà ở, nhà ở xã hội dành cho công nhân.

 

Bên cạnh hoàn thiện các thể chế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp Tổng LĐLĐVN thực hiện dự án về thiết chế công đoàn để theo đó có tham gia vào các hoạt động đầu tư nhà ở công nhân và đặc biệt đầu tư các cơ sở như nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị,… phục vụ cho đời sống công nhân.

Ngoài ra, Chính phủ ban hành nghị quyết, chỉ thị để đôn đốc các địa phương thực hiện triển khai. Vừa qua, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 về chương trình phục hồi phát triển y tế- xã hội. Trong đó, chương trình này với quy mô hỗ trợ 350.000 tỉ đồng, đối với nhóm đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nằm trong chương trình này.

Theo đó, có 2 nhóm chính sách được bổ sung hỗ trợ, đầu tiên là hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án, tham gia đầu tư các nhà ở xã hội được vay vốn, được hỗ trợ với lãi suất 2% với quy mô 40.000 tỉ đồng; nhóm thứ 2 là gói giúp người lao động, công nhân trong khu công nghiệp được vay vốn với quy mô 15.000 tỉ đồng, thời hạn cho vay 25 năm, lãi suất 4,8%.

 

  Toàn cảnh buổi đối thoại tại điểm cầu Bắc Giang.

 

Theo kết quả ban đầu, đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang triển khai 116 dự án với quy mô 7,6 triệu m2 nhà ở cho công nhân. Với kết quả bước đầu như vậy, tôi tin trong thời gian tới, vấn đề nhà ở cho công nhân sẽ ngày càng được cải thiện.

Bổ sung nội dung hỗ trợ tiền thuê nhà và các chính sách hỗ trợ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, thực hiện một cách rất khẩn trương, hỗ trợ hơn 55 triệu người với tổng số tiền hơn 80.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, có nơi, có lúc chưa thực hiện triệt để, kịp thời chính sách này.

 

 Công nhân, người lao động tham dự đối thoại với Thủ tướng Chính phủ.

 

Hôm qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã xin ý kiến Chính phủ. Thủ tướng đề nghị hai Bộ phối hợp với các địa phương, các địa phương chủ động hơn thực hiện việc này tại địa phương mình. "Tiền đã có rồi, các địa phương căn cứ các quy định để triển khai sớm, tiếp tục hoàn thiện thủ tục, không để anh chị em công nhân lao động băn khoăn, lo lắng. Tôi nói thế có được không?", Thủ tướng nói.

Về nhà ở cho công nhân, Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo, làm việc với Bộ Xây dựng nhiều lần về vấn đề này. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng làm rõ về những việc đã làm được, chưa làm được, những giải pháp thời gian tới, có bước đi phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động nói chung, trong đó có công nhân.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top