Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 8 năm 2021 | 19:37

Thủ tướng phân công nhiệm vụ trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công văn gửi các Phó Thủ tướng; Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tập trung chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19.

phamminhchinh.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

 

 

Công văn nêu rõ: Để tổ chức thực hiện hiệu quả Kết luận số 11-KL/TW Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các văn bản chỉ đạo điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt, Nghị quyết số 30/2021/QH15  Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và các Nghị quyết của Chính phủ để công tác phòng, chống dịch COVID-19 tập trung thống nhất, chuyên sâu, quyết liệt, hiệu quả hơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chỉ đạo, điều phối chung và có ý kiến như sau:

​1. Các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tình hình thực tế, các kiến nghị, đề xuất của địa phương, người dân và doanh nghiệp để chỉ đạo các bộ, ngành xử lý ngay các vấn đề phát sinh, bảo đảm kịp thời yêu cầu phòng chống dịch, ổn định đời sống Nhân dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tập trung hoàn thiện, bổ sung các biện pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với từng ngành, lĩnh vực để huy động mọi nguồn lực, kêu gọi sự ủng hộ, chia sẻ, đồng tình của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia tích cực thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả cao nhất; trực tiếp xem xét, xử lý và quyết định theo quy định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền. Cụ thể:

- Đồng chí Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chỉ đạo, điều hành, xử lý các vấn đề về ngoại giao vaccine, thuốc chữa bệnh COVID-19; thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, mua thuốc chữa bệnh từ nước ngoài; vận động tài trợ quốc tế về tài chính, vật tư, trang thiết bị, thuốc, vaccine… phục vụ công tác phòng, chống dịch; các hoạt động đối ngoại khác liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Đồng chí Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chỉ đạo, điều hành, xử lý các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, thuế, bảo hiểm, lãi suất ngân hàng, cơ chế mua sắm, giá các dịch vụ thiết yếu, các khoản hỗ trợ,… đối với doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là người lao động xa quê, mất việc làm tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly … .

- Đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo Quốc gia): Chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia; tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện mua trang thiết bị, vật tư y tế, phân bổ vaccine, nhập khẩu công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm vaccine kịp thời, an toàn, hiệu quả phù hợp với tình hình dịch bệnh.

​- Đồng chí Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các chuỗi sản xuất, cung ứng vật tư, lương thực, thực phẩm, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống Nhân dân, các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu lớn, các điều kiện hỗ trợ việc duy trì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nắm chắc tình hình, theo sát diễn biến tình hình dịch, các vấn đề phát sinh gây khó khăn trong đời sống, an ninh, an toàn của Nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chủ động, linh hoạt, sáng tạo xử lý kịp thời, hiệu quả, đề xuất các giải pháp hiệu lực hơn, hiệu quả hơn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia; đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết để chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn theo thẩm quyền, bảo đảm yêu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất. Kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh để bảo đảm ổn định đời sống, an ninh, an toàn cho người dân, bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trên địa bàn, đồng thời bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng chống dịch, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Dịch bệnh COVID-19 với biến chủng Delta diễn biến phức tạp, nhanh, khó lường; công tác phòng, chống dịch COVID-19 chưa có tiền lệ. Vì vậy, chúng ta cần bám sát thực tiễn, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, kịp thời bổ sung hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội; đặc biệt cần coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, thực chất, không phô trương hình thức, lơ là chủ quan mất cảnh giác; tuyệt đối không quan liêu, xa dân, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top