Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 1 năm 2019 | 17:4

Thủ tướng phát lệnh thông tuyến nối hai cao tốc quan trọng

Sáng 26/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự lễ thông xe cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

 
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Dự án có điểm đầu tuyến tiếp nối với nút giao liên thông giữa Quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; điểm cuối tuyến tiếp nối với nút giao Liêm Tuyền  thuộc dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tổng chiều dài tuyến khoảng 48km, tốc độ thiết kế 80km/h với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Về dự án thành phần công trình cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu, tổng mức đầu tư là gần 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay gần 2.500 tỷ đồng từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chiều dài toàn tuyến là khoảng 6,2 km, trong đó cầu dài khoảng 2,1km, đoạn đường dẫn phía Hưng Yên 2,1km và phía Hà Nam 1,9km. Tốc độ thiết kế là 80km/h, có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Cầu được thiết kế vĩnh cửu với 41 nhịp. 

 

Thủ tướng yêu cầu tiến tới có một tuyến cao tốc kết nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc đưa công trình cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình vào sử dụng sẽ khai thác hiệu quả hơn các công trình hạ tầng ở Hà Nam, Hưng Yên và vùng kinh tế phía Bắc; góp phần rút ngắn hành trình và chi phí cho các phương tiện khi vận chuyển, lưu thông từ các tỉnh phía Đông Bắc Bộ vào khu vực miền Trung, miền Nam và ngược lại. 

Thủ tướng đánh giá cao chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị liên quan đã nỗ lực để dự án hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch; đồng thời biểu dương  hàng nghìn hộ dân trong vùng dự án đã đồng thuận, di chuyển đến nơi tái định cư để có mặt bằng xây dựng các công trình.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh Hưng Yên và Hà Nam, Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án Thăng Long chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong tổ chức quản lý khai thác, bảo trì công trình, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, hoàn thiện các công trình phụ trợ, vận hành công trình an toàn, thông suốt và hiệu quả.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn để  đầu tư giai đoạn 2, hoàn thiện tuyến đường theo quy mô hoàn chỉnh trong thời gian sớm nhất, bảo đảm phát huy hiệu quả khai thác của toàn bộ dự án. Cùng với đó là phối hợp với hai địa phương cắm mốc lộ giới gấp đôi mặt cắt hiện nay để tiến tới có một tuyến cao tốc kết nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tầm nhìn chiến lược phát triển tốt hơn.

Cùng với yêu cầu Hà Nam, Hưng Yên kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hai bên tuyến theo hướng công nghiệp, đô thị, để tạo sức bật mới cho cả Hà Nam và Hưng Yên. Cùng với đó là tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào đã nhường đất cho dự án có cuộc sống ổn định và tốt hơn.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top