Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, hai bên sẽ trao đổi các phương hướng chiến lược, biện pháp cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược trong thời gian tới, bắt kịp với những chuyển biến nhanh chóng hiện nay của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hỗ trợ lẫn nhau phát triển bền vững, thịnh vượng.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh VGP |
Ngày 21/3, Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-24/3 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Cùng đi với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có bà Hà Tinh, Phu nhân Thủ tướng Lý Hiển Long; ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng; ông Mohamad Maliki Bin Osman, Quốc vụ khanh cao cấp, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao; bà Catherine Wong, Đại sứ Singapore tại Việt Nam; ông Baey Yam Keng, Chủ nhiệm Ủy ban Cộng đồng, Văn hóa và Thanh niên Quốc hội; Tiến sỹ Intan Azura Bte Mokhtar, Đại biểu Quốc hội...
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore đang tiếp tục đà phát triển. Hai bên thường xuyên có các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp.
Hợp tác kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước và Quốc hội được mở rộng. Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Singapore tháng 8/2016; Phó Thủ tướng Singapore Tiêu Chí Hiền và Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian thăm Việt Nam lần lượt vào tháng 9 và tháng 10/2016.
Singapore là bạn hàng thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN và thứ 6 trên thế giới với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt 7,1 tỉ USD.
Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 ở Việt Nam với tổng số vốn lên tới 37,8 tỉ USD. Hiện 7 khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam tiếp tục hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, hợp tác hai nước trên các lĩnh vực như: Quốc phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo, du lịch, tài chính, tư pháp... cũng phát triển mạnh.
Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, hai bên sẽ trao đổi các phương hướng chiến lược, biện pháp cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược trong thời gian tới, bắt kịp với những chuyển biến nhanh chóng hiện nay của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hỗ trợ lẫn nhau phát triển bền vững, thịnh vượng, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương, trong đó có ASEAN, APEC, ASEM và Liên Hợp Quốc.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.