Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 5 tháng 2 năm 2017 | 8:24

Thủ tướng thăm cơ sở sản xuất tôm có “giấc mơ” 2 tỷ USD

Chiều 5/2, trong chuyến công tác tại Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ khảo sát tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chuyến khảo sát của Thủ tướng tại doanh nghiệp xuất khẩu tôm nuôi hàng đầu thế giới này diễn ra trước thềm Hội nghị toàn quốc về phát triển ngành tôm Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày mai (6/2).

Theo lãnh đạo Công ty Minh Phú, năm qua, Công ty đã xuất khẩu tôm với giá trị hơn 535 triệu USD và cho biết, với quyết tâm cao cộng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, con số này có thể tăng gần 4 lần trong 4 năm tới (tức đạt 2 tỷ USD vào năm 2021).

Một trong những hướng đi của doanh nghiệp này là thành lập doanh nghiệp xã hội, vừa vì mục đích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Theo đó, sẽ kết hợp giữa trồng rừng ven biển và nuôi tôm nhằm khuyến khích người tiêu dùng “ăn tôm là bảo vệ môi trường”. Lãnh đạo Công ty cũng bày tỏ trăn trở về việc nâng cao giá trị con tôm mà muốn vậy, phải liên kết các hộ nuôi tôm, từ đó xác lập xuất xứ, nguồn gốc cho con tôm Việt Nam.

Từ sự liên kết này, Công ty sẽ hướng dẫn quy trình kỹ thuật giúp nông dân trực tiếp tham gia nuôi tôm, tạo nguồn nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính và có thể truy xuất nguồn gốc tôm. Đây là hướng đi giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương, nhất là khi Cà Mau có tới 100.000 ha rừng. Nếu phát triển tốt có thể khuyến khích nông dân trồng rừng và nâng diện tích nuôi tôm trong rừng đước lên tới 200.000 ha. Theo nghiên cứu của Công ty, với phương thức nuôi sử dụng thức ăn hữu cơ, sản lượng tôm nuôi có thể đạt 1,5 tấn/ha/năm và thậm chí là 2,5 tấn/ha/năm.

Bên cạnh đó, với chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc thì tôm Việt Nam có thể bán khắp thế giới với giá cao hơn từ 10-30% so với hiện nay.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Công ty khi trở thành đơn vị sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Minh Phú, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Công ty khi trở thành đơn vị sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới cũng như hoan nghênh “giấc mơ tôm” 2 tỷ USD của Minh Phú. Thủ tướng cho rằng, Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được giấc mơ này.

Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp đóng góp tiếng nói, cùng với các đơn vị của 28 tỉnh, thành phố ven biển, tại hội nghị lớn của ngành tôm vào ngày mai, qua đó, cùng chung sức biến giấc mơ đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD/năm của ngành tôm Việt Nam trở thành hiện thực trong thời gian tới.

Nếu đạt được 10 tỷ USD xuất khẩu tôm thì điều đó sẽ mang tính lịch sử. Chúng ta có quyền ước mơ và có thể đạt được con số đó, Thủ tướng chia sẻ.

Một số hình ảnh trong chuyến khảo sát tại Công ty Minh Phú:

Thủ tướng tham quan nhà máy sản xuất của Công ty Minh Phú. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đại diện Minh Phú cho biết, với quyết tâm cao cộng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, giá trị xuất khẩu tôm của Công ty có thể đạt 2 tỷ USD vào năm 2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

 

 

 
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top