Trong chuyến tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 13 tại Quảng Tây, chiều 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Khu học xá Trung ương (còn gọi là Trường Dục Tài Nam Ninh, Quảng Tây) và Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên.
Đầu những năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ta gần đi đến thắng lợi, yêu cầu bức thiết đặt ra đối với Đảng và Nhà nước lúc này là sớm đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực giỏi để phục vụ cho nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị với Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông để Việt Nam xây dựng một trường đào tạo cán bộ cách mạng tại khu vực ngoại thành thành phố Nam Ninh, Quảng Tây. Đề nghị này đã được phía Trung Quốc chấp thuận.
Từ đó, Khu học xá Trung ương được thành lập năm 1951, còn được gọi là Trường Dục Tài Nam Ninh (Quảng Tây). Học sinh trường Dục Tài khi đó là các cán bộ, thanh niên từ khắp nơi trong nước gửi sang, do Việt Nam trực tiếp quản lý và đào tạo, phía Trung Quốc giúp đỡ về cố vấn và công tác hậu cần. Nhà trường lần lượt thành lập 7 phân hiệu gồm trường khoa học cơ sở cao đẳng, trường sư phạm cao cấp, trường sư phạm khoa học tự nhiên trung cấp, trường sư phạm khoa học xã hội trung cấp, trường sư phạm sơ cấp… và các trường phổ thông khác như trường trung học, tiểu học và mẫu giáo, từng bước xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ mẫu giáo đến đại học. Lớp học sinh Việt Nam đầu tiên gửi sang gồm 257 người, trong đó có 101 cán bộ cách mạng.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Năm 1954, trường chuyển về khu mới (nay là khu Tây của trường Đại học Quảng Tây). Cho đến tháng 9/1957 thì chuyển toàn bộ về Việt Nam. Trong thời gian tồn tại, trường Dục Tài đã đào tạo khoảng 7.000 cán bộ, giáo viên và học sinh, trong đó nhiều người sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo, cán bộ ngoại giao, nhà kinh tế, nhà khoa học, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn có tên tuổi của đất nước.
Tháng 11/1963, để tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, giáo viên trường Dục Tài Nam Ninh trong thời kỳ trước đây, Chính phủ Việt Nam quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động cho những cán bộ, giáo viên Hán ngữ tiêu biểu của trường.
Thủ tướng thăm Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên - một mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả tại Quảng Tây. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
* Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã tới thăm Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên - một mô hình nông nghiệp hiệu quả cao tại Quảng Tây.
Khu nông nghiệp này do Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây sáng lập vào tháng 3/1999, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu và quảng bá nông nghiệp công nghệ cao hiện đại và lớn nhất thành phố Nam Ninh.
Sau gần 20 năm phát triển, đến nay Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên đã trở thành địa điểm tham quan du lịch sinh thái nổi tiếng, là cơ sở trồng thí điểm các loại cây nông nghiệp, cây hữu cơ điển hình của cả nước Trung Quốc với đặc trưng nổi bật phong phú về giống, đầu tư ít, chất lượng tốt, sản lượng cao, hàm lượng công nghệ lớn và mang đặc trưng của vùng. Đây còn là cơ sở phổ cập kiến nghiệp cho học sinh, sinh viên của Quảng Tây.
Thủ tướng trồng cây lưu niệm tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Với diện tích hơn 100.000 m2, cơ sở nông nghiệp này được Công ty Công nghệ nông nghiệp Bát Quế Quảng Tây đầu tư hơn 40 triệu nhân dân tệ xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu thí điểm về nông nghiệp như trung tâm nghiên cứu các loại cây trồng mới, trung tâm ứng dụng công nghệ mới, trung tâm quảng bá sản phẩm. Đến nay đã lai tạo được hơn 6.000 giống cây nông nghiệp (lúa, mía, rau, hoa quả…), tuyển chọn lai tạo hơn 320 loại phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng của hơn 60 huyện ở Quảng Tây.
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư xây dựng các khu tham quan, khu vui chơi hái quả… Đến nay, Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên còn là cửa ngõ quốc tế giới thiệu mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiện đại của Trung Quốc.
Theo Đức Tuân/Chinhphu.vn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.