Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 5 năm 2017 | 6:47

Thủ tướng: Thiếu lòng tin, mọi kế hoạch hợp tác sẽ không thành

Phát biểu trước các Bộ trưởng Thương mại APEC, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mọi kế hoạch hợp tác với những mục tiêu tốt đẹp sẽ không thể trở thành hiện thực nếu chúng ta thiếu lòng tin, quyết tâm chính trị.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ngày 20/5, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội, Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại (MRT) lần thứ 23 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của các Bộ trưởng phụ trách Thương mại của 21 nền kinh tế thành viên cùng nhiều quan chức cấp cao APEC.

Đây là một trong những hội nghị bộ trưởng chuyên ngành quan trọng nhất trong khuôn khổ hợp tác APEC. Kết quả làm việc của Hội nghị MRT23 sẽ là cơ sở để các thành viên APEC hoàn thiện những đề xuất, sáng kiến trình lên các lãnh đạo kinh tế APEC tại Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11 tới.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thời gian gần đây, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều thay đổi cả về chính trị, kinh tế và công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kết nối mạng toàn cầu đang có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của người dân. Chưa bao giờ thế giới lại gắn kết một cách chặt chẽ như hiện nay. Công nghệ hiện đại đang tạo ra nhiều cơ hội mới trong cuộc sống.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đang đem lại nhiều thách thức không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Điều này đòi hỏi các thành viên APEC tăng cường hợp tác kinh tế, kỹ thuật; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong hoạch định chính sách và triển khai các chương trình, dự án hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và tạo nên tính riêng biệt nổi bật của hợp tác APEC với mục tiêu tạo dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực sự gắn kết.

“Tuy nhiên, mọi kế hoạch hợp tác với những mục tiêu tốt đẹp sẽ không thể trở thành hiện thực, nếu chúng ta thiếu lòng tin, quyết tâm chính trị, hợp tác cùng nhau để gìn giữ môi trường hòa bình, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa thương mại trong khu vực”, Thủ tướng nhấn mạnh.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Bộ trưởng Thương mại APEC. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng điểm qua các thành tựu, vai trò và đóng góp của Việt Nam kể từ khi gia nhập APEC năm 1998 và chúc Hội nghị MRT23 thành công tốt đẹp, đóng góp vào thành công chung của Năm APEC 2017.

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng hội nghị sẽ có những phiên thảo luận tích cực, thực tế và hiệu quả, tập trung rà soát quá trình triển khai chủ đề, các ưu tiên của năm APEC 2017 và thông qua các sáng kiến được các nền kinh tế thành viên đưa ra để báo cáo lên Hội nghị các Nhà Lãnh đạo cấp cao APEC tháng 11/2017 nhằm hướng con tàu APEC tới tương lai tương sáng, tốt đẹp hơn cho mọi người dân trong khu vực.

Sau nghi thức chụp ảnh chung, hội nghị bắt đầu làm việc với phần phát biểu mở đầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh. Đề cập đến những tín hiệu dự báo khả quan về tình hình phát triển của kinh tế thế giới thời gian tới, trong đó có các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các nền kinh tế APEC cần giữ vững vai trò tiên phong của mình, không ngừng thúc đẩy hợp tác kinh tế và kỹ thuật để phát triển và thịnh vượng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhắc đến những bất trắc và thách thức mà các nền kinh tế APEC đang phải đối mặt và cho rằng, để khắc phục tình trạng này, cần đẩy mạnh hợp tác đa phương để có các chính sách nhất quán nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong 2 ngày họp, Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC lần thứ 23 được kỳ vọng sẽ đưa ra và thống nhất được những nội dung nhằm tạo ra các khuôn khổ hợp tác mới của APEC, tiến đến thực hiện đúng hạn các Mục tiêu Bogor vào năm 2020 và tầm nhìn của APEC trong tương lai.

Theo Đức Tuân/Chinhphu.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top