Chiều 30/3/2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Thủ tướng tiếp Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bằng sự nỗ lực của chính mình và bằng sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó có WB, Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển thành nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt, vượt qua, nhất là về nâng cao trình độ phát triển, năng lực cạnh tranh, giảm nghèo bền vững, phát triển y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, khắc phục hậu quả các cuộc chiến tranh xâm lược, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực tự thân, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có WB.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn và đề nghị WB tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực, tư vấn chính sách, trợ giúp kỹ thuật trong quá trình thực hiện thành công các mục tiêu phát triển, không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, giữ vững được những thành quả đạt được và tiếp tục vươn lên, phát triển nhanh, bền vững. Nhất là hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, giảm nghèo bền vững, phát triển y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng mong muốn WB với uy tín quốc tế của mình, tiếp tục có tiếng nói với các quốc gia về việc cùng nhau khai thác hiệu quả, bền vững các tài nguyên sông Mekong, trong đó có tài nguyên nước.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá kết quả tốt đẹp đạt được trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim hồi tháng 2 vừa qua cũng như cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Việt Nam và WB đã phối hợp chặt chẽ trong xây dựng "Báo cáo Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” với các mục tiêu, khuyến nghị rất cụ thể, phù hợp với định hướng phát triển bao trùm của Việt Nam.
Về phần mình, bà Victoria Kwakwa cho biết, WB tại Việt Nam đang hết sức nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành Việt Nam triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch WB Jim Yong Kim vừa qua cũng như phối hợp trong triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu trong sản phẩm chung -Báo cáo Việt Nam 2035.
Bà Victoria Kwakwa cũng cho biết, WB đánh giá cao những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong ứng phó với khủng hoảng toàn cầu, giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng hợp lý và trong khó khăn, Việt Nam luôn đảm bảo được an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. WB cam kết sẽ làm việc với các đối tác để tìm ra những cách thức và lộ trình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam nhằm bảo đảm nguồn tài chính hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ưu tiên cũng như bảo đảm khả năng trả nợ bền vững của ngân sách.
Bà Victoria Kwakwa cũng chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại mà Việt Nam đang phải gánh chịu do hậu quả của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt ở miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long; khẳng định WB tại Việt Nam hiện đang làm việc tích cực với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để góp phần hỗ trợ Việt Nam ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và những hiện tượng thời tiết cực đoan, cả trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn.
“WB tự hào vì được tham gia một phần vào quá trình phát triển của Việt Nam. Chúng tôi luôn sát cánh, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển của mình” - Bà Victoria Kwakwa nói./.
P.V
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.