Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 5 năm 2018 | 20:56

Thủ tướng tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu CS của Đảng LDP Nhật Bản

Chiều nay (4/5), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Fumio Kishida, Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách của Đảng LDP cầm quyền Nhật Bản.

 

hieu1566.jpg

Bày tỏ vui mừng gặp lại ông Fumio Kishida, người bạn thân thiết của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sau 45 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên mọi lĩnh vực, sự tin cậy chính trị ở mức cao.

Thủ tướng cảm ơn tình cảm và đóng góp tích cực của ông Fumio Kishida vào sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản thời gian qua trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao và Tổng Thư ký Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật-Việt; đồng thời mong ông Fumio Kishida tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới, đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Cảm ơn tình cảm thân thiết mà Việt Nam dành cho Nhật Bản, ông Fumio Kishida nhất trí cho rằng, quan hệ hai nước đang phát triển mạnh mẽ. Ông bày tỏ vui mừng khi Nhật Bản trở lại vị trí nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 1.700 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

Đánh giá cao sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam năm 2017, đạt 6,81%, ông cho biết, Nhật Bản mong muốn đóng góp vào việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, trong đó có các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM. Các doanh nghiệp Nhật Bản hiện rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam, qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Ông cũng mong muốn Nhật Bản và Việt Nam cùng hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Ghi nhận ý kiến của ông Kishida, Thủ tướng khẳng định: Việt Nam rất coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản, coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài. Năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển nhanh chóng, Thủ tướng mong muốn hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản thực chất, hiệu quả hơn nữa trên mọi lĩnh vực, đáp ứng lợi ích của hai nước.

Cho rằng tiềm năng hợp tác Việt Nam-Nhật Bản còn rất lớn, Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường sự tin cậy chính trị thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao. Tiếp tục làm sâu sắc hơn giao lưu giữa hai Đảng và Quốc hội hai nước, đẩy manh hơn nữa giao lưu giữa Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật-Việt của Nhật Bản và Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt-Nhật của Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2018. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, nhân dân và giao lưu địa phương giữa hai nước, qua đó tăng cường sự hiểu biết và găn bó giữa hai dân tộc - nền tảng của quan hệ bền vững, lâu dài.

Cảm ơn sự hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ Nhật Bản vào việc phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao sức canh tranh của Việt Nam thời gian qua thông qua nguồn vốn vay ODA, Thủ tướng nêu rõ: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện nghiêm túc các cam kết ODA với Nhật Bản; mong muốn tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng mong muốn Nhật Bản tiếp tục duy trì vị trí nước đầu tư số 1 tại Việt Nam như năm 2017, tăng cường đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ, năng lượng mới, công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao…

Thủ tướng đề nghị phối hợp thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương; hỗ trợ nâng cao chất lượng hàng hóa, phát triển dịch vụ logistics, phân phối hàng hóa, tạo điều kiện để thủy sản và hoa quả của Việt Nam (vải, nhãn, vú sữa) vào thị trường Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Kishida cũng đã trao đổi về việc bảo đảm an ninh, duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực./.

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top