Thủ tướng nhấn mạnh, từ nay đến 30/9 chúng ta sẽ có nới lỏng giãn cách từng bước có kiểm soát trên cơ sở đó khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội.
Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc họp được kết nối tới điểm cầu tại 10.400 xã, phường, thị trấn; 705 quận, huyện, thị xã, thành phố và 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua tình hình dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát, một số địa phương đã nới lỏng giãn cách xã hội. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm lại công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian qua; phân tích kết quả, hạn chế, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan trong phòng, chống dịch; bàn giải pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới.
Thủ tướng nhấn mạnh, từ nay đến 30/9 chúng ta sẽ có nới lỏng giãn cách từng bước có kiểm soát trên cơ sở đó khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, nội dung hết sức quan trọng nữa là từng bước khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.
Báo cáo tại cuộc họp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết số ca tử vong trong tuần giảm 12,1% so với tuần trước đó. Tại 23 địa phương thực hiện giãn cách, tình hình dịch đang từng bước được kiểm soát.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, trong tuần ghi nhận 40.000 ca mắc trong cộng đồng chiếm 56,2 % tổng số ca mắc, giảm 11,7 % so với tuần trước đó. Trong đó, Hà Nội ghi nhận 11 ca, giảm 18 ca, TP. HCM 37.000 ca, giảm 4.000 ca, ở Bình Dương giảm 533 ca Long An giảm 158 ca. Tất cả các địa phương cơ bản đã kiểm soát được dịch, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh đã kiểm soát con số tử vong. Trong ngày hôm qua con số tử vong thấp nhất trong nhiều ngày gần, giảm 10,5%.
Đây là nỗ lực của TP.HCM trong vấn đề kiểm soát tử vong cũng như là phòng chống dịch COVID-19. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, chúng ta đang trong giai đoạn dịch thoái lui, giai đoạn này rất nguy hiểm nếu không tiếp tục các biện pháp phòng chống sẽ có thể dẫn đến một đợt dịch thứ phát sau đợt dịch này.
Một trong những tỉnh có nguy cơ cao như tại tỉnh Kiên Giang đến nay tình hình dịch đã được kiểm soát, Tỉnh đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới theo phương châm “sớm nhất - nhanh nhất - nhỏ nhất - triệt để nhất; sạch đến đâu khoanh vùng bảo vệ đến đó”. Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh sẽ quyết tâm kiểm soát dịch chậm nhất trước ngày 30/9.
Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, ngày 23/9 số ca mắc mới trong toàn tỉnh hiện còn 2 con số đó là 93, trong đó trong cộng đồng là 3 ca, thấp nhất trong 1 tháng 4 ngày qua. Có thể nói đây là một tín hiệu rất mừng, Kiên Giang đã triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua và ngay trong sáng nay, thành phố Phú Quốc thần tốc toàn lực để triển khai tầm soát cho 100% hộ dân Phú Quốc, tỉnh đã huy động trên 2.100 nhân viên để triển khai, phấn đấu sáng nay ra quân chiều nay sẽ có kết quả 100% hộ dân tại Phú Quốc.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cũng đã nêu những kinh nghiệm trong phòng, chống dịch, nhất là kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức, phối hợp thực hiện, việc thực hiện giãn cách, phong tỏa diện hẹp, tầm soát, xét nghiệm thần tốc, phân loại F0 vừa chống lây lan vừa cách ly, chăm sóc, điều trị kịp thời, hiệu quả; thảo luận về kế hoạch “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19” trên tinh thần phục hồi, phát triển kinh tế phù hợp với năng lực đáp ứng của hệ thống y tế, diễn biến và kết quả công tác phòng, chống dịch, đặt sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết.
Nhiều ý kiến quan tâm tới các tiêu chí, quy định, quy trình... về tình hình dịch bệnh để làm căn cứ nới lỏng giãn cách xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu đến ngày 30/9/2021 chuyển sang trạng thái bình thường mới. Các đại biểu cũng nghe giới thiệu và thảo luận về vấn đề xây dựng và sử dụng ứng dụng (App) dùng chung trong phòng, chống dịch COVID-19./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.