"Trong lúc này, thời điểm này, tôi đề nghị ưu tiên số 1 là chúng ta quyết tâm bảo vệ thủ đô không bị diễn biến xấu. Những chỗ nào an toàn trong phòng, chống dịch thì chúng ta tổ chức sản xuất kinh doanh".
Sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội về công tác phòng chống dịch covid-19; tình hình phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2021.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Thành phố Hà Nội
Cùng dự buổi làm việc có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; về phía TP.Hà Nội có ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chu Ngọc Anh, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và sức khỏe, tính mạng của nhân dân; Thành phố đang rà soát các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các giải pháp trong Chỉ thị số 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ để quyết liệt tổ chức thực hiện với quyết tâm kiềm chế, kiểm soát tình hình dịch bệnh; đồng thời Thành phố đã xây dựng lại các kịch bản tăng trưởng phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, và sẽ nỗ lực, cố gắng để đạt được mức tăng trưởng cao nhất. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, bước đầu, Thành phố đã thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa chủ động phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Báo cáo với Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, đợt dịch thứ 4 này, Hà Nội đa ghi nhận 681 ca mắc COVID-19, tại 24 quận, huyện của thành phố. Trong đó, từ ngày 5/7 đến nay đã ghi nhận nhiều ca mắc mới, đặc biệt xuất hiện 6 chùm ca bệnh có số ca mắc nhiều.
Dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh đang ở mức cao và khó lường, không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh, chùm ca bệnh ngoài cộng đồng. Đặc biệt, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp với số ca mắc lớn. Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh.
Về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, 6 tháng đầu năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, song tốc độ tăng trưởng vẫn đạt 5.91%, cao hơn nhiều so với mức cùng kỳ năm 2020 là 2,92%. Đặc biệt, duy trì không đứt gẫy chuỗi sản xuất, kinh doanh. Căn cứ tình hình hiện tại và phân tích những thuận lợi, khó khăn, thành phố Hà Nội xây dựng 02 kịch bản phát triển kinh tế năm 2021 là 7,5% và 6,5-7%.
Tại buổi làm việc, Thành phố Hà Nội cũng đề nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành 9 nội dung về: định hướng phát triển Thủ đô; việc tăng tỷ lệ điều tiết các khoản thu, phân chia ngân sách Trung ương và thành phố Hà Nội và định mức phân bổ chi ngân sách Nhà nước cho Thành phố; hỗ trợ thành phố thực hiện các dự án trọng điểm; đầu tư xây dựng đường vành đai 4, vành đai 5-vùng Thủ đô, các tuyến đường sắt đô thị; về công tác quy hoạch; việc lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và Thành Cổ Loa.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận của lãnh đạo các bộ, ngành và thành phố Hà Nội, kết luận cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ chính, trong đó nhiệm vụ ưu tiên cấp bách số một hiện nay là phải phòng chống dịch quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Mục tiêu chính là bảo vệ chăm sóc sức khỏe của người dân là trên hết trước hết.
"Trong lúc này, thời điểm này, tôi đề nghị ưu tiên số 1 là chúng ta quyết tâm bảo vệ thủ đô không bị diễn biến xấu. Những chỗ nào an toàn trong phòng, chống dịch thì chúng ta tổ chức sản xuất kinh doanh cho tốt nhưng mà ưu tiên số 1 vẫn là phòng, chống dịch. Chúng ta quyết tâm bảo vệ bằng được sự an toàn, an ninh cho nhân dân và chúng ta đặt mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân là trên hết trước hết"- Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị Thành phố phải quyết tâm hơn, mạnh mẽ quyết liệt hơn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm trọng điểm trong phòng chống dịch. Thực hiện chỉ thị 15, 16 phải rất nghiêm túc, tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện bởi bài học kinh nghiệm ở một số nơi cho thấy, những ngày đầu thì thực hiện nghiêm, nhưng những ngày sau lơ là, chủ quan, khiến dịch bùng phát mạnh. Trong lúc này cần phải huy động tối đa sức mạnh hệ thống cơ sở, lấy con người là trung tâm.
“Phải chống dịch như chống giặc và chuyển trạng thái phòng ngự sang tấn công khi mà tình hình diễn biến phức tạp như thế này. Huy động tối đa, phát huy tối đa sức mạnh hệ thống cơ sở mà cấp ủy tổ chức đảng là hạt nhân chính trị. Ở đây phải lãnh đạo chỉ đạo bằng được. Các cấp chính quyền phải cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đối với sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, lấy người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm vừa là chủ thể trong phòng chống dịch, bảo vệ người dân và chăm sóc sức khỏe của nhân dân lúc này là trên hết”- Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ.
Thủ tướng yêu cầu Thành phố cố gắng nhiều hơn để tương xứng với truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, truyền thống thủ đô ngàn văn hiến, phát triển văn hóa phải hài hòa hợp lý, hiệu quả với phát triển kinh tế; huy động mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển; đảm bảo môi trường sống, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường phân cấp, phân quyền; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hạ tầng chiến lược… Thủ tướng nhấn mạnh: Tinh thần là Chính phủ luôn sẵn sàng, đồng hành cùng Thành phố để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề tồn đọng vì sự phát triển của Thủ đô./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.