Thủ tướng đã đồng ý để Bắc Ninh có đề án khoa học về xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 18/9, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Ninh về một số kiến nghị của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng dự có lãnh đạo một số Bộ, ngành liên quan. Thủ tướng đồng ý để Bắc Ninh có đề án khoa học về xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến phát biểu đều đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Bắc Ninh, trở thành một trong 3 tỉnh động lực của vùng Thủ đô. Bắc Ninh hiện là một những trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc và cả nước. Cùng với thu hút vốn đầu tư lớn, nhiều nhà đầu tư lớn của trong và ngoài nước đã chọn Bắc Ninh để triển khai dự án. Năm ngoái, quy mô kinh tế Bắc Ninh chiếm 2,8% GDP cả nước, sản xuất công nghiệp chiếm 12,3%, xuất khẩu chiếm 13% trên tổng giá trị của cả nước.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá, các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khá ấn tượng. So với cả nước, quy mô kinh tế (GRDP) đứng thứ 3, xuất khẩu đạt thứ hạng cao, thu hút FDI đứng thứ 6, thu ngân sách đứng thứ 10; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới xếp thứ 9. Tỉnh đã làm tốt việc phát triển hướng vào công nghiệp công nghệ cao.
Thủ tướng đánh giá cao Bắc Ninh đã chọn hướng đi là đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển kinh tế xã hội, tận dụng nguồn vốn này để phát triển công nghiệp. Bắc Ninh cũng đã làm tốt các vấn đề xã hội như kiên cố hóa phòng học, phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, giáo viên đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia xếp thứ nhất.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, Bắc Ninh vẫn đang đối diện nhiều thách thức như môi trường sống sẽ bị đe dọa trước mật độ dân cư cao, nhiều làng nghề phát triển; thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, giữ gìn văn hoá truyền thống. Với số lượng công nhân rất đông thì vấn đề xã hội, an toàn thực phẩm cũng cần đặt ra.
Về định hướng phát triển, Thủ tướng yêu cầu xây dựng và phát triển Bắc Ninh thành một thành phố văn minh, hiện đại, giữ gìn văn hoá truyền thống; chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, có chính sách tận dụng số lao động sau khi kết thúc làm việc ở các khu công nghiệp. Tổ chức xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch kể cả đô thị, làng nghề. Bắc Ninh cũng cần giải quyết tốt các vấn đề tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự.
Đánh giá cao Bắc Ninh đứng trong tp đầu về PCI, Thủ tướng đặt vấn đề, liệu sắp tới Bắc Ninh có giữ được xếp hạng môi trường đó hay không và lưu ý tỉnh tránh tư tưởng sớm thỏa mãn.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng đã cho ý kiến về một số kiến nghị của Bắc Ninh. Theo đó, Thủ tướng đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Samsung trong đầu tư công nghệ cao, sản xuất, xuất khẩu với quy mô lớn, phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trên tinh thần bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành, nhất là về nghĩa vụ thuế. Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, báo cáo lại Thủ tướng xem xét.
Thủ tướng cũng đồng ý để Bắc Ninh có đề án khoa học về xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương trình Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý kiến, trên cơ sở đó xem xét, báo cáo Bộ Chính trị đưa vào chương trình công tác năm 2018 của Bộ Chính trị. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản đáp ứng 3/5 tiêu chuẩn trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 1211 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Về kiến nghị cho tỉnh thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Thủ tướng nhất trí với tinh thần không tăng biên chế để có biện pháp mạnh bảo đảm an toàn thực phẩm để làm sao “đến Bắc Ninh là thực phẩm sạch”.
Tán thành cao với ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là xóa bỏ tình trạng “lợn hai chuồng, rau hai luống” (tức một chuồng, một luống để ăn, một chuồng, một luống để bán), Thủ tướng yêu cầu các địa phương cả nước phải đẩy mạnh một bước nữa việc bảo đảm an toàn thực phẩm./.
Theo Vũ Dũng/VOV
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.