Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 10 năm 2016 | 6:38

Thủ tướng: Xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo TP.HCM áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm, thậm chí xử lý hình sự nếu vi phạm quy định an toàn thực phẩm nghiêm trọng.

Sau khi kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn thực phẩm tại một số cơ sở trên địa bàn TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm.

thu tuong: xu ly hinh su neu vi pham nghiem trong ve an toan thuc pham hinh 0
Thủ tướng chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP.HCM

Theo lãnh đạo TP.HCM, Thành phố đã triển khai một số chương trình, đề án mang tính đột phá trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của thành phố, như: Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi; Triển khai thí điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành ATTP của quận - huyện, phường - xã - thị trấn.

Bằng biện pháp này, từ đầu năm đến nay, thành phố đã kiểm tra được gần 1.160/7.097 cơ sở quản lý.

Hiện Thành phố đã cấp chứng nhận cho 45 cơ sở với 97 Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”.

Thành phố đang có chủ trương thực hiện Đề án thành lập Trung tâm kinh doanh hóa chất, hương liệu.

Dự kiến cuối năm nay, Trung tâm sẽ được xây dựng tại Phường 7, Quận 8 và sẽ đi vào hoạt động.

Các hoạt động kinh doanh hóa chất, hương liệu, phụ gia thực phẩm hiện nay sẽ được vận động, di đời toàn bộ vào Trung tâm để được quản lý, kiểm soát chặt về điều kiện kinh doanh, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn cháy nổ.

Tuy nhiên, với thực trạng sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, sản lượng nông sản tự sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu.

Do vậy phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau. Đây là thách thức lớn cho công tác quản lý an toàn thực phẩm. 

Từ thực thế tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch TP đề xuất cần tăng cường áp dụng Quyết định 38 của Thủ tướng, đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý an toàn thực phẩm. Đây cũng là biện pháp mà dư luận đồng tình.

Bà Thu trình bày: “Quyết định 38 có nhiều ưu điểm. Nếu kiểm tra theo cách cũ, mình chưa kiểm tra thì cơ sở đó người ta đã biết và xử lý, nên không có hiệu quả. Còn thực hiện theo Quyết định 38, có một cái hay là ngay quận huyện chủ động kiểm tra, có thể ban hành quyết định và phạt ngay. Không cần phải có sự chuẩn y của cấp trên. Như vậy vừa kịp thời và cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không trở tay kịp”.

Đánh giá thanh tra chuyên ngành mang lại hiệu quả tốt tại TP.HCM, đại diện Bộ Y tế cho rằng, có thể nhân rộng mô hình thanh tra chuyên ngành ở nhiều tỉnh, thành phố, bởi hiện mới áp dụng thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM.

Đại diện Bộ Công thương đề nghị Thành phố bổ sung các trang thiết bị và xe chuyên dùng để tăng cường trang thiết bị, phản ứng nhanh trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm. 

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Lãnh đạo và nhân dân TP đã thực hiện tốt chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về an toàn thực phẩm, lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và giống nòi.

Thủ tướng biểu dương TP.HCM đã thực hiện nghiêm túc đồng bộ các chỉ đạo, tổ chức thực hiện khá hiệu quả đề án an toàn thực phẩm theo chuỗi; phiên nông sản sạch vào thứ 7 hàng tuần; công bố công khai các cơ sở đảm bảo và không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thành phố cũng đã thực hiện hiệu quả việc thí điểm thanh tra chuyên ngành theo Quyết định 38 mà chính TP.HCM có sáng kiến.

Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý lãnh đạo Thành phố, là người dân chưa hoàn toàn yên tâm chất lượng an toàn thực phẩm hiện nay, đặc biệt là thực phẩm ở các chợ cóc, chợ tạm, thức ăn đường phố; nguồn thực phẩm từ nơi khác nhập về Thành phố.

thu tuong: xu ly hinh su neu vi pham nghiem trong ve an toan thuc pham hinh 2
Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Thủ tướng đặc biệt lưu ý lãnh đạo TP.HCM, số cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm còn lớn, từ đầu năm kiểm tra 641 cơ sở thì có tới 30% trong số này có vi phạm.

Trong các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, một lần nữa Thủ tướng nhấn mạnh đến trách nhiệm người đứng đầu trên địa bàn khi để xảy ra mất an toàn thực phẩm.

Thủ tướng nêu tấm gương của Chủ tịch Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, đã nắm rất chắc về các cơ sở thực phẩm trên địa bàn để quản lý.

Thủ tướng bày tỏ: “Tôi rất mừng khi Chủ tịch Phường Tân Thành trẻ tuổi mà nói vanh vách về an toàn thực phẩm trên địa bàn, nắm được trên địa bàn phường có bao nhiêu hàng phở, bao nhiêu nơi sản xuất bún, sản xuất giò, chả. Đó là một tấm gương đáng trân trọng. Chứ anh hiểu chung quá, hiểu chính sách đường lối giỏi quá nhưng thực tiễn liên quan đến người dân lại không hiểu thì không có tác dụng thực tế với người dân. Trong khi đó hành động của chúng ta là để phục vụ người dân”.  

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo TP.HCM chủ động tăng cường kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm; tập trung quy hoạch phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm sạch, trong đó có tính toán liên kết với các địa phương để lập các vùng chăn nuôi, rau, củ, quả sạch; tiếp tục tuyên truyền vận động các cơ sở sản xuất chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng với quá trình đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo TP.HCM áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm, thậm chí xử lý hình sự nếu vi phạm quy định an toàn thực phẩm nghiêm trọng.

Thủ tướng chỉ đạo TP.HCM tiếp tục đầu tư các labo xét nghiệm lưu động tại các chợ đầu mối, các thiết bị, phương tiện để tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm.

Thủ tướng cho biết: “Tôi chưa thấy đơn vị nào của Thành phố nói về các labo, các xe lưu động, chỉ trừ Co.opmart nói về các dụng cụ test nhanh thực phẩm. Rất hoan nghênh về điều này. Nhưng tất cả các đơn vị khác cũng phải làm điều đó chứ không chỉ Co.opmart. Thành phố cần có các ô tô lưu động để xét nghiệm lưu động và nhanh. Có phương tiện đó cũng là cách cảnh báo, giáo dục người sản xuất, người cung cấp thực phẩm, rằng phải cung cấp thực phẩm sạch, không sẽ bị phát hiện. Hà Nội mua 5 xe, TP.HCM cũng phải tính toán điều này”.   

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cho biết sẽ tổng kết cấp thành phố và 5 năm thực hiện Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có TP.HCM.

Thủ tướng cũng đồng ý để TP.HCM và Hà Nội tiếp tục thí điểm kéo dài thanh tra chuyên ngành theo Quyết định 38 của Thủ tướng./.

Theo Vũ Dũng/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top