Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 2 năm 2018 | 21:23

Thủ tướng: Yên Bái cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu  nông nghiệp

Chiều 3/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Yên Bái.

KTNT - Chiều 3/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Yên Bái.

tt2.jpg
Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc.

Nhìn nhận tình hình Yên Bái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nét khái quát nhất là trong khó khăn, tỉnh đã vươn lên mạnh mẽ, có nhiều kết quả đáng mừng, thực hiện tương đối toàn diện trên các lĩnh vực.

Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, với 30 dân tộc anh em cùng chung sống (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 54%), Yên Bái đã nỗ lực cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ đói nghèo giảm tới 5%. Tăng trưởng kinh tế ở mức khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tiến bộ. Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về tỷ lệ che phủ rừng khi lên Yên Bái là thấy màu xanh.

Thủ tướng đánh giá cao Yên Bái làm một số đề án phát triển thực hiện các nghị quyết của Trung ương; xây dựng cơ chế chính sách, phân cấp giao quyền mạnh mẽ; quy hoạch hạ tầng, định hướng sản phẩm có đổi mới sáng tạo. Trong chỉ đạo điều hành, tỉnh đã bám dân, bám cơ sở.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số điểm tồn tại, bất cập. Yên Bái vẫn còn là tỉnh nghèo, mới tự cân đối được 14 -15% ngân sách. Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, gấp 3 lần bình quân cả nước. Một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao còn nhiều khó khăn. Hạ tầng còn nhiều bất cập. Số lượng doanh nghiệp còn thấp, trung bình 457 người dân mới có 1 doanh nghiệp, trong khi cả nước tỷ lệ này là 145 người dân có 1 doanh nghiệp.

Chia sẻ với khó khăn của tỉnh, Thủ tướng cho rằng tỉnh có nhiều tiềm năng, có tuyến quốc lộ kết nối liên hoàn, có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, nằm trên trung điểm tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đặc biệt, Yên Bái có ruộng bậc thang Mù Cang Chải vô cùng đẹp, nằm trên cung đường từ Sa Pa về Hà Nội, qua những cung đèo hùng vĩ nổi tiếng, có sức hấp dẫn rất lớn với du khách trong nước và quốc tế. Yên Bái có những nét văn hóa đặc trưng đáng quý của đồng bào các dân tộc anh em. Tỉnh đã hội tụ nhiều điều kiện để phát triển bền vững nếu chỉ đạo quyết liệt và biết cách làm tốt.

Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới đầu tiên phải dựa vào dân; phải xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu nông nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực để cán bộ, người dân khát khao, năng động, sáng tạo, không ngừng nỗ lực vươn lên, làm giàu chính đáng. Quan tâm giải quyết việc làm cho bà con ở nông thôn.

Thủ tướng cũng lưu ý Yên Bái phải có chương trình hành động thực hiện tốt Nghị quyết 01 của Chính phủ, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp, từng ngành. Có đề án tái cơ cấu nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hóa đối với một số sản phẩm. Cho biết xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN, Thủ tướng cho rằng Yên Bái có nhiều tiềm năng lợi thế có thể tham gia lĩnh vực này.

Tỉnh cần quan tâm phát triển công nghiệp và lưu ý không để ảnh hưởng đến môi trường. Phải nghiên cứu, có các đề án du lịch ở địa phương. Nghiên cứu sắp xếp lại dân cư các vùng bị sạt lở. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Về du lịch, Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTT

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top