Sáng nay (16/9), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại “tâm bão” thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra. Cùng đi có Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng
Nằm trong "tâm bão" nên thị xã Kỳ Anh bị thiệt hại rất nặng nề. Theo báo cáo sơ bộ, đến cuối ngày hôm qua, toàn thị xã có trên 17.500 nhà dân, cơ quan, đơn vị bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng trăm cột điện 35kV bị đổ gãy; 531ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng. Đặc biệt, cột phát sóng Đài Truyền thanh – Truyền hình thị xã bị gãy đổ...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi động viên người dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 10
Thủ twlwnsh Làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại trụ sở UBND thị xã Kỳ Anh
Đến kiểm tra hậu quả mưa bão tại xã Kỳ Nam và Trường Tiểu học Kỳ Nam, Thủ tướng chia sẻ thiệt hại với địa phương, nhà trường và động viên các thầy cô giáo sớm vượt qua khó khăn. Yêu cầu các lực lượng công an, quân sự và chính quyền địa phương cần hỗ trợ để nhanh chóng khắc phục thiệt hại nhằm đảm bảo nhu cầu học tập cho các em.
Tiếp đó, Thủ tướng đã đến thăm hỏi, động viên một số hộ dân, hộ sản xuất, kinh doanh bị thiệt hại nặng tại phường Kỳ Liên. Thủ tướng mong các hộ ổn định tâm lý, vượt qua khó khăn để khôi phục sản xuất.
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại trụ sở UBND thị xã Kỳ Anh, Thủ tướng cho rằng bão số 10 đã gây thiệt hại lớn cho địa phương. Trước bão, Thủ tướng đã cử Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vào Hà Tĩnh làm việc và sau bão, tối qua, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng cùng các lực lượng chức năng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh.
“Hôm nay, Thủ tướng trực tiếp kiểm tra tình hình và đưa ra giải pháp tập trung, không cần nói dài, nói nhiều vì hôm qua đã nói rồi. Cuộc họp chỉ diễn ra 30 phút thôi”, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần làm việc.
Điều quan trọng là “những giải pháp nào được đưa ra trong tình hình này”, làm sao không để còn cảnh tiêu điều những nơi bão đi qua, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân, để các cháu học sinh đến trường bình thường, không để 5/13 huyện mất điện như hiện nay.
Thủ tướng chỉ đạo chính quyền địa phương phải thể hiện tinh thần mạnh mẽ, vào cuộc quyết liệt để giúp dân sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng trong ứng phó bão số 10, hệ thống phòng chống thiên tai đã được phát huy, đặc biệt tinh thần “4 tại chỗ” đã thấm đến người dân và hệ thống chính trị. Công tác dự báo bão tương đối chính xác. Vai trò của truyền thông được phát huy, do đó, người dân đã tự giác nhận thức và hành động. Thủ tướng cho biết trên đường đi công tác thì hầu như không thấy người dân ra đường trong bão.
Do đó, mặc dù bão lớn, vào nhanh nhưng thiệt hại được hạn chế. Biểu dương nỗ lực của các cơ quan chức năng, các địa phương, nhất là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An trong phòng chống bão, Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc tổ chức tổng kết công tác phòng chống bão số 10 để đúc rút kinh nghiệm.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các lực lượng nhanh chóng khắc phục hậu quả bão.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết kịp thời nhu cầu lúa giống cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão. Tỉnh Hà Tĩnh trước hết ứng ngân sách hỗ trợ hộ dân bị sập nhà, tốc mái, nhất là gia đình chính sách.
Báo cáo Thủ tướng, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh có 69.112 nhà dân bị đổ, tốc mái. Trong đó, các địa phương có số nhà bị thiệt hại nhiều nhất là thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà... Mưa bão còn làm ngập 29 thôn với 4.699 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà), trong đó tại xã Cẩm Nhượng,huyện Cẩm Xuyên bị ngập toàn xã với 2.400 hộ có nơi ngập sâu từ 0,6m đến 0,7m. Trên 3.100ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, hư hại hoàn toàn. Bão số 10 cũng khiến nhiều trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, đơn vị bị tốc mái. Hàng ngàn cột điện hạ thế, đường điện thắp sáng bị đổ gãy; riêng tại thị xã Kỳ Anh, cột phát sóng Đài Phát thanh - Tuyền hình và cột phát sóng Viettel bị đổ sập dẫn đến mất liên lạc nhiều giờ./. |
P.V
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.