Ngày 28/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, kịch bản ứng phó với dịch bệnh Covid-19 (kể cả khi diễn ra tình huống xấu nhất) đã được các cơ quan chức năng của tỉnh chuẩn bị cụ thể, chu đáo.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thừa Thiên - Huế thông báo, trong bất kỳ tình huống nào hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ để phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Trước đó, vào chiều 27/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch đối với các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố Huế. Ngay sau khi Quyết định được ban hành, ở địa bàn thành phố Huế đã có hiện tượng người dân đổ xô đến các siêu thị, chợ... để mua sắm, tích trữ hàng hoá, lương thực, thực phẩm.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin đến bà con Nhân dân, kịch bản ứng phó với dịch bệnh Covid-19 (kể cả khi diễn ra tình huống xấu nhất) đã được các cơ quan chức năng của tỉnh chuẩn bị cụ thể, chu đáo nên bà con Nhân dân yên tâm là trong bất kỳ tình huống nào hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ để phục vụ nhu cầu của Nhân dân.
Đồng thời, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh này khuyến cáo, người dân yên tâm, không tích trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đông người đến các các siêu thị, chợ... nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh. Hãy tin tưởng vào sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền; thực hiện nghiêm nguyên tắc phòng dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.