Nhận thấy đất bỏ hoang ở địa phương còn nhiều, Phòng Kinh tế Thường Tín (Hà Nội), đã vận động hợp tác xã (HTX), các đoàn thể mượn đất của bà con để liên kết sản xuất. Kết quả là đã có những mùa vàng bội thu từ đất hoang.
Xã viên HTX Cường Minh, canh tác theo lối mới “Cấy hiệu ứng hàng biên
Được biết, đã có 3 HTX, thuộc địa bàn 3 xã (Minh Cường; Tiền Phong; Dũng Tiến), thành công trong việc mượn đất đồng chiêm trũng, bỏ hoang của bà con để sản xuất lúa nếp, tẻ đặc sản, kịp thời phục vụ Tết Nguyên Đán 2018. Theo đó, từ mối liên kết 4 nhà: HTX Cường Minh (xã Minh Cường), địa phương cuối cùng của huyện Thường Tín, là đơn vị trực tiếp sản xuất giống lúa J02 Nhật Bản, với diện tích 5ha; Phòng Kinh tế Thường Tín kết hợp với các nhà khoa học hướng dẫn xã viên kỹ thuật canh tác theo lối mới: “cấy hiệu ứng hàng biên”; và 1 doanh nghiệp bao tiêu 100% sản phẩm. Huyện Thường Tín hỗ trợ 100% giống, 130.000 đồng tiền phân bón/sào.
Hiện, lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Nông nghiệp Cường Minh, ông Đặng Chế Linh, cho biết: “Tuy đã chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, song hoạt động của HTX vẫn đang làm dịch vụ là chính, ở tất cả các mảng: Bảo vệ thực vật, làm đất, cấy máy… Vụ mùa vừa qua được Phòng Kinh tế hỗ trợ giống, phân bón, HTX đã muợn đất của bà con trồng lúa theo chuỗi liên kết. Nay, lúa sắp vào vụ gặt, sản lượng ước đạt 10tấn/ha, bình quân 6triệu đồng/tấn. Nếu mô hình thành công, cuối tháng 1/2018, chúng tôi sẽ tiếp tục gieo cấy giống lúa J02 nói trên, để tăng thu nhập cho xã viên. Đây là những mô hình cần đựơc phát triển để làm cánh đồng mẫu chuyên nghiệp, liên kết chuỗi sản xuất”.
Hai HTX còn lại, cấy nếp lùn (giống nếp cổ), do Viện Lương thực và Cây thực phẩm cung cấp; đây là loại nếp thơm cổ truyền của dân tộc, nay được khôi phục lại. Dự kiến sẽ thu hoạch vào dịp cận Tết Nguyên Đán 2018, nên rất dễ bán, lại được giá cao, các xã viên rất phấn khởi. Tuy nhiên, khác với HTX Cường Minh, 2HTX nói trên tự bao tiêu sản phẩm, vì đầu ra đang rộng mở.
Trao đổi với chúng tôi, bà Đặng Thanh Hương, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Thường Tín, cho biết: "Là địa phương ở cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, có nhiều ngành nghề phụ phát triển, vì vậy, đất hoang hóa, đồng chiêm trũng chưa được khai thác triệt để vẫn còn nhiều. Trong khi đó HTX, các hội đoàn thể: Nông dân, phụ nữ, thanh niên thiếu việc làm, kinh phí để hoạt động, Phòng Kinh tế huyện đã vận động các đơn vị mượn đất bỏ hoang của bà con để sản xuất, tăng thêm thu nhập. Bước đầu khởi động (vụ mùa 2017 đến nay), đã có 3 HTX liên kết chuỗi sản xuất, bao tiêu sản phẩm, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, bà con rất phấn khởi. Hy vọng, thời gian tới, từ bài học thiết thực của các HTX, sẽ xuất hiện nhiều đơn vị trên địa bàn khai thác tiềm năng đầy lợi thế này. Huyện Thường Tín cam kết, sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng người dân”.
Dương An Như
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.