Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 5 năm 2021 | 22:35

Tìm giải pháp đưa các DN ở Bắc Ninh, Bắc Giang sớm trở lại hoạt động

PTT Vũ Đức Đam nhấn mạnh 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cần nhanh chóng đưa các doanh nghiệp đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ sớm trở lại hoạt động, nhất là doanh nghiệp có chuỗi cung ứng lớn.

ptt.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

 

Chiều 21/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh cùng với với việc theo dõi chặt chẽ các ổ dịch, quản lý chặt công nhân làm trong khu công nghiệp, 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cần nhanh chóng đưa các doanh nghiệp đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ sớm trở lại hoạt động, nhất là những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng lớn.

Đưa các doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động

Theo báo cáo, đến 12 giờ ngày 21/5, tổng số nước ta có 4.833 trường hợp mắc COVID-19, từ 27/4 đến nay trong nước ghi nhận 1.785 ca tại 30 tỉnh, thành phố. Trong số này có 3 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới.

Tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận 668 trường hợp mắc COVID-19 chủ yếu ở 2 khu công nghiệp Vân Trung và Quang Châu. Bắc Ninh đã ghi nhận 317 trường hợp (chủ yếu liên quan đến ổ dịch Mão Điền, Thuận Thành); Đà Nẵng ghi nhận 147 trường hợp… Trên địa bàn tỉnh Điện Biên cũng ghi nhận tổng số 42 trường hợp mắc COVID-19, những ngày qua tỉnh đã tích cực truy vết, cách ly các trường hợp F1, tiến hành xét nghiệm sàng lọc ở những khu vực có nguy cơ…

Các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cơ bản đã khoanh vùng, cách ly được các trường hợp F1, trong mấy ngày gần đây số ca mắc ở 2 địa phương này đã giảm. Bên cạnh công tác phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, các tỉnh này cũng đang tập trung triển khai các giải pháp để ngăn chặn dịch lây ra cộng đồng.

Tại cuộc họp, thành viên Ban Chỉ đạo cũng đã thảo luận giải pháp để các nhà máy, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng lớn trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang được tiếp tục hoạt động, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất nếu cam kết thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong toàn bộ quy trình sản xuất ở mức cao nhất.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết những ngày qua một số hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương cũng đã gửi văn bản đến bộ đề nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa.

Trao đổi tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thống nhất giao Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn cụ thể các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, tìm giải pháp để đưa các nhà máy lớn trở lại hoạt động sớm nhất.

Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương ban hành văn bản gỡ vướng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa, theo hướng: Nhà máy nào đảm bảo 4 tiêu chí sau sẽ được trở lại hoạt động. Thứ nhất, tất cả công nhân đều được quản lý chặt chẽ cả trong giờ và sau giờ làm việc. Thứ hai, tiến hành xét nghiệm sàng lọc trong nhà máy theo chu kỳ tối thiểu 3 ngày/lần hoặc tiến hành xét nghiệm nhanh hằng ngày. Thứ ba, trong nhà máy phải đảm bảo giãn cách ở mức cần thiết. Thứ tư, phương tiện vận chuyển hàng hóa phải được khử khuẩn, lái xe được xét nghiệm hàng ngày...

Cũng về vấn đề này, đại diện Bộ Công an đề nghị các doanh nghiệp nước ngoài phải có phương án quản lý chặt chuyên gia theo hướng các chuyên gia nước ngoài phải ở lại nhà máy (ký túc xá hoặc khu nhà ở cho chuyên gia), không đi lại giữa nhà máy và nơi cư trú…

Đối với Bắc Ninh, Bắc Giang, Ban Chỉ đạo yêu cầu các tỉnh phải mạnh dạn thử nghiệm cách ly tại nhà; Bộ Y tế phối hợp với địa phương tính toán lại việc phân tuyến điều trị các bệnh nhân COVID-19 cho phù hợp với tình hình mới…

 

Tim giai phap dua cac DN o Bac Ninh, Bac Giang som tro lai hoat dong hinh anh 1
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Đặng Quang Tấn phát biểu. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
 

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế đã làm rõ hai loại xét nghiệm là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm tự nguyện. Theo đó, người dân nằm trong đối tượng phải xét nghiệm sàng lọc, truy vết theo yêu cầu, chỉ định của cơ quan y tế hoặc một số đối tượng như người đi nước ngoài, người đến bệnh viện… tích cực, chủ động tham gia để hỗ trợ cơ quan y tế đánh giá tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Bộ Y tế không khuyến khích người dân tự bỏ tiền túi để xét nghiệm dịch vụ, không chỉ gây tốn kém mà còn gây ra tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

Xây dựng quy trình về phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ các ổ dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang phải quản lý chặt công nhân làm trong khu công nghiệp, không để lan ra các tỉnh. Đồng thời, Bắc Ninh, Bắc Giang cần nhanh chóng đưa các doanh nghiệp đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ sớm trở lại hoạt động, nhất là những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng lớn.

Bộ Y tế phải trực tiếp chỉ đạo Bắc Ninh, Bắc Giang để giải quyết vấn đề này, đưa ra những điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh để doanh nghiệp chấp nhận thực hiện thì đi vào sản xuất ngay.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế, các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình mẫu để nếu có dịch ở những nơi tập trung đông người như các khu công nghiệp thì không bị lúng túng khi ứng phó. Trong đó có tình huống F1 quá nhiều phải thí điểm ngay việc cách ly tại nhà bảo đảm an toàn, mạnh dạn thí điểm quy mô nhỏ, đúc rút kinh nghiệm để xem xét mở rộng.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch triệt để tại các ổ dịch ở Điện Biên. Các địa phương khác có công nhân trở về từ các khu công nghiệp có dịch phải sẵn sàng, nếu phát hiện phải nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch ngay lập tức.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tiếp tục đổi mới xét nghiệm, không chỉ ở Bắc Ninh, Bắc Giang mà ở tất cả các tỉnh; khuyến khích tập huấn, yêu cầu các tỉnh phải kết hợp các loại xét nghiệm, tăng cường công suất bằng cách xét nghiệm mẫu gộp, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý quy trình lấy mẫu, xét nghiệm và trả kết quả. Bộ Y tế cần tổ chức tiếp các đội lấy mẫu có kinh nghiệm, sẵn sàng trợ giúp các tỉnh.

Bộ Y tế chỉ đạo sớm có hướng dẫn để trong trường hợp cần thiết, như tại Bắc Ninh, Bắc Giang, công nhân khu công nghiệp có thể tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh dưới sự giám sát, hỗ trợ của nhân viên y tế. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có nhu cầu, sẵn sàng bỏ kinh phí, mua bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh để xét nghiệm sàng lọc cho công nhân với tần suất cao hơn, bảo đảm an toàn cho sản xuất.

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top