Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 10 năm 2020 | 14:21

Tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho vay góp phần giảm nghèo bền vững

Thông qua hoạt động ủy thác đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung tay giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế…

Sáng ngày 01/10, Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp với 04 tổ chức chính trị xã hội Trung ương (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và Đoàn TNCSHCM) đồng chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để đánh giá kết quả hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015_2020.
 
Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ngãi
Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ngãi
 
Qua số liệu báo cáo tại Hội nghị cho thấy, kết quả hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua 04 tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến đến địa phương 05 năm qua (giai đoạn 2015-2020) đã tác động, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, nhất là các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Kết quả, đến 31/8/2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng thông qua hoạt động ủy thác trên toàn quốc đạt trên 220.000 tỷ đồng, chiếm 99,56% tổng dư nợ của NHCSXH, tăng trên 90.000 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8%; thông qua phương thức ủy thác có trên 171. 000 tổ TK&VV tại các thôn, tổ dân phố, bản… trên địa bàn toàn quốc, với gần 6,5 triệu tổ viên tham gia vay vốn còn dư nợ tại NHCSXH. Bình quân mỗi hộ viên có dư nợ 34 triệu đồng, tổng nợ quá hạn tại NHCSXH 556 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,26%, giảm 0,15% so với 31/12/2014. 
 
Tại tỉnh Quảng Ngãi, tổng dư nợ ủy thác đạt trên 3.623 triệu đồng, với gần 95 nghìn hộ vay còn dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,23%, trong đó dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân quản lý gần 1.200 triệu đồng, Phụ nữ quản lý trên 1.500 triệu đồng, Cựu chiến binh và ĐTNCSHCM, mỗi hội trên 436.000 triệu đồng.
 
Thông qua hoạt động ủy thác đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung tay giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế; giúp cho hoạt động của các tổ chức chính trị gần dân, sát dân hơn, thu hút, tập hợp được đông đảo hội viên tham gia, tạo sự kết nối, đoàn kết giữa hội viên với hội tỏi chức hội, nâng cao vai trò, uy tín của tổ chức hội đoàn thể trong việc tạo sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần hạn chế, đẩy lùi tỷ lệ cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng NTM, thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
Top