Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2020 | 18:1

Tin NN ĐBSH: Kiểm soát hàng hóa, nguồn cung, không để tăng giá đột biến dịp Tết

Gần Tết, nhu cầu nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh, dó đó các địa phương cần chuẩn bị nguồn hàng và kiểm soát không để giá cả tăng đột biến.

luong-hang-hoa-tai-kho-cua.jpg
Hà Nội bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021Ảnh minh họa

 

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn cung thịt lợn dịp Tết cho người tiêu dùng

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt 39.400 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với kế hoạch Tết năm 2020.

Đến nay, đã có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của thành phố Hà Nội và các tỉnh, 2 tổ chức tín dụng đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân thông qua gần 12.500 điểm bán hàng.

Sau 12 năm tham gia Chương trình bình ổn thị trường, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) hiện có 100 điểm bán hàng, luôn bảo đảm phục vụ nhân dân Thủ đô, đặc biệt vào dịp Tết. Theo bà Đỗ Tuệ Tâm, Phó Tổng Giám đốc Hapro, lượng hàng dự trữ năm 2020 của Tổng công ty dự kiến là 1.000 tỷ đồng, riêng hàng bình ổn giá khoảng 200 tỷ đồng. Trong đó, nhiều mặt hàng là thế mạnh như gạo, rượu, hạt điều, các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm...

Riêng với mặt hàng có nguy cơ đột biến giá là thịt lợn, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương cho biết, nguồn cung trên địa bàn mới đáp ứng được 92%. Hiện, Hà Nội có gần 1,4 triệu lợn tái đàn, là nguồn cung chủ yếu phục vụ Tết. Ngoài ra, các đơn vị cung ứng từ Hà Nam, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên... đều đã ký kết hợp đồng, bảo đảm đủ nguồn cung ứng cho người tiêu dùng Thủ đô.

Thông tin về kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2020, ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, tính đến ngày 14-12-2020, Cục đã kiểm tra 5.771 vụ, xử lý 5.616 vụ với tổng số tiền trên 133 tỷ đồng. Riêng trong tháng cao điểm Tết (từ ngày 15-11 đến 15-12-2020), lực lượng quản lý thị trường đã tổng kiểm tra 793 vụ, xử lý 677 vụ với số tiền xử lý hơn 9,1 tỷ đồng.

Trong những tháng cuối năm 2020 và dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2021, thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các đội quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, không bảo đảm an toàn thực phẩm...

Ngoài ra, các đội quản lý thị trường chủ động phối hợp với các lực lượng, cơ quan chức năng nắm bắt diễn biến thị trường, cung cầu, giá cả các mặt hàng phục vụ, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết để kịp thời phát hiện, xử lý khi xảy ra hiện tượng khan hiếm, thiếu hàng, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để tăng giá, thu lời bất chính, kiểm soát không để giá cả tăng đột biến.

Thanh Hóa: Đa dạng nguồn cung ứng thực phẩm dịp cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, đây được xem là thời điểm vàng để các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đẩy mạnh sản xuất. Đồng thời, xây dựng kế hoạch sản xuất, liên kết thu mua nhằm đa dạng hóa nguồn thực phẩm, thay thế những mặt hàng có nguy cơ thiếu hụt trên thị trường.

Thay vì phát triển chăn nuôi lợn, thời điểm này, khi bệnh dịch tả lợn châu Phi còn diễn biến phức tạp, gây nguy hiểm đối với đàn lợn, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển dần sang chăn nuôi gia cầm, thủy cầm và gia súc. Ông Lê Văn Dưỡng, thôn 3, xã Quý Lộc (Yên Định), cho biết: Để phục vụ nguồn cung thịt gà vào các tháng cuối năm, gia đình ông đã tăng tổng đàn lên 6.000 con/lứa. Nếu chăn nuôi phát triển thuận lợi, gia trại sẽ cung cấp cho thị trường hơn 10 tấn gà thịt. Ngoài ra, gia đình ông còn tận dụng hơn 500m2 vườn nhà để sản xuất rau, củ, quả cung cấp cho thị trường.

 

178d1202653t55599l0.jpg
HTX dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Hưng Thịnh, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) mở rộng quy mô đàn gà để cung ứng nguồn thực phẩm cho thị trường dịp cuối năm.

 

Không chỉ các hộ sản xuất nhỏ lẻ quy mô nông hộ mà các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi để đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm.

Ông Nguyễn Văn Mư, Chủ tịch HĐQT HTX dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Hưng Thịnh, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc), cho biết: Thông qua việc khảo sát thị trường, HTX nhận định, do ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi, nên nguồn thịt lợn cung ứng ra thị trường giảm, giá sẽ tăng cao, người tiêu dùng có thể lựa chọn thịt gà, thịt bò để thay thế cho thịt lợn. Đây là cơ hội để các cơ sở chăn nuôi gia cầm mở rộng quy mô, đẩy mạnh sản xuất. Vì vậy, HTX đã đầu tư, mở rộng tăng quy mô đàn gà 15 - 20% so với năm trước.

Đồng thời, đa dạng các giống gà thương phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dự kiến, thông qua các chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn đang liên kết, HTX sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 20 - 22 tấn gà thịt. Để đạt được mục tiêu và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, HTX đã thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh và bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho đàn gà.

Bên cạnh các doanh nghiệp, HTX cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho thị trường thì các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn trên địa bàn tỉnh cũng triển khai kế hoạch trữ hàng cho thị trường cuối năm 2020.

Cụ thể, Siêu thị Co.op Mart Thanh Hóa tiếp tục thực hiện dự trữ và kinh doanh với 20.000 mặt hàng thuộc 5 nhóm hàng, gồm: thực phẩm tươi sống, thực phẩm chức năng, đồ dùng, hóa mỹ phẩm, may mặc. Trong đó, có hơn 8.000 mặt hàng thuộc các nhóm hàng thực phẩm. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng dịp cuối năm của người dân tăng 10% - 15% so với ngày thường. Do đó, từ cuối tháng 10, siêu thị đã thực hiện nhập các mặt hàng để tránh việc giá cả leo thang nhằm mang đến cho người dân sản phẩm bảo đảm chất lượng với giá cả ưu đãi nhất. Đến nay, lượng hàng phục vụ dịp cuối năm tại siêu thị đã cơ bản đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng dự ước.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, hiện nay, các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trong tỉnh đã chủ động dự trữ hàng hóa chuẩn bị phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của Nhân dân những tháng cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, với tổng trị giá trên 2.600 tỷ đồng nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả, thị trường. Trong đó, phần lớn là lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng thiết yếu.

Để đa dạng hóa nguồn cung ứng sản phẩm, kịp thời cung cấp các mặt hàng cho người dân, tỉnh đã duy trì thường xuyên hoạt động của hệ thống thương mại, gồm: 5 trung tâm thương mại, hơn 100 siêu thị, hơn 52.500 cửa hàng bán lẻ và một số website thương mại điện tử... Từ nay đến cuối năm, cùng với việc bảo đảm ổn định giá thị trường, Sở Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm nạn đầu cơ, găm hàng, lợi dụng chính sách ưu đãi, kích cầu để trục lợi, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả...

Hưng Yên: Người tiêu dùng lo lắng giá thịt lợn, thịt bò tăng cao

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhưng thời điểm này, giá lợn thịt, bò thịt xuất chuồng trên địa bàn tỉnh bất ngờ tăng cao. Sự nóng lên của thị trường thực phẩm đã làm người chăn nuôi phấn khởi vì có lãi cao, ngược lại người tiêu dùng lo lắng các loại thịt tươi sống giá đắt đỏ trong dịp Tết.

Ông Trần Văn Cường, người nuôi bò thịt tại xã Tân Hưng (thành phố Hưng Yên) cho biết: “Gia đình tôi nuôi bò thịt đã nhiều năm nay, mấy tháng nay giá bò thịt xuất chuồng tăng dần, hiện đang ở mức cao. Với mức giá xuất chuồng 105 nghìn đồng/kg hơi, mỗi còn bò xuất chuồng có trọng lượng 600 – 700 kg/con, cho lãi từ 20 – 30 triệu đồng/con”.

Trong khi đó hồi tháng 11, giá lợn thịt xuất chuồng sau một thời gian giảm xuống còn hơn 60 nghìn đồng/kg hơi thì đến giữa tháng 12/2020 tăng trở lại, đến nay ở mức 76 - 77 nghìn  đồng/kg. Giá lợn thịt xuất chuồng trên địa bàn tỉnh được đánh giá là một trong những tỉnh có mức giá cao nhất khu vực miền Bắc.

Nguyên nhân chính do hoạt động chăn nuôi lợn thương phẩm trong tỉnh phát triển mạnh, các trang trại, hộ chăn nuôi lớn chủ yếu xuất bán lợn thịt chất lượng cao cho thương lái các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Mặt khác, hiện các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như còn rất ít hoặc không còn lợn thịt đủ tiêu chuẩn để bán.

 

thittang2result_20201225164748.jpg
Chăn nuôi lợn thịt thương phẩm tại xã Nghĩa Trụ (Văn Giang).

 

Ở các chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh, giá thịt lợn những ngày qua cũng liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng, dao động từ 170 – 180 nghìn đồng/kg, đối với một số loại thịt được ưa chuộng như: Thịt ba chỉ, sườn có giá trên 200 nghìn đồng/kg. Các loại thịt lợn bảo quản mát, thịt lạnh được bày bán trong các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị cũng thay đổi giá mỗi ngày, dao động ở mức 180 – 220 nghìn đồng/kg. Một số loại thịt gia cầm như: Thịt gà, thịt vịt… cũng theo đà tăng nhẹ.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, tình hình tăng giá của gia súc có thể tiếp tục đến Tết Nguyên đán. Do đó, ngành chức năng cần có biện pháp hiệu quả để bình ổn giá cả. Mặt khác, người tiêu dùng cần có nhiều phương án sử dụng thực phẩm hơn để vừa bảo đảm chi tiêu, vừa cân đối dinh dưỡng.

Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, hiện các trang trại, hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tập trung tái đàn, chăm sóc đàn lợn phục vụ thị trường Tết, để ổn định nguồn cung, người chăn nuôi mua lợn giống ở những cơ sở uy tín, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; thường xuyên tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường xung quanh trang trại, đặc biệt ở những nơi ổ dịch cũ để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi./.

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top