Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã kịp thời dập tắt đám cháy tại bãi tạm giữ phương tiện vi phạm thuộc Công an phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Hơn 140 xe máy bị thiêu rụi
Theo đó, vào khoảng 10 giờ 30 ngày 22/5, xảy ra vụ cháy xe máy tại bãi tạm giữ phương tiện vi phạm của Công an phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một thuộc địa bàn quản lý của Công an thành phố Thủ Dầu Một.
Sau khi nhận tin báo, Công an tỉnh Bình Dương đã điều động 3 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng dập tắt đám cháy trong khoảng 30 phút, tránh cháy lan sang các khu vực khác.
Theo báo cáo ban đầu, ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại bãi giữ xe rộng khoảng 80m2 khiến hơn vụ cháy đã làm hơn 140 chiếc xe máy ở khu vực bãi giữ ngoài trời bị cháy, hư hỏng. Rất may không có thiệt hại về người.
Sau khi vụ cháy xảy ra, nhiều độc giả thắc mắc, vậy công an phường Tân An có phải đền bù cho chủ nhân của số xe máy này không? Người dân cần làm gì để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ cháy này?
Trả lời cho vấn đề này, Luật sư Quách Thành Lực, Công ty Luật Pháp trị khẳng định, thiệt hại này cơ quan tạm giữ xe sẽ phải bồi thường toàn bộ!
Khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bổ sung năm 2020 và Điều 9 Nghị định 115/2013 (quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính) thì khi tạm giữ phương tiện giao thông, người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp phương tiện vi phạm hành chính bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ phương tiện.
Theo Điều 10 Nghị định 115/2013 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ có quyền yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật sư Vũ Văn Tiến, Công ty Luật Olympic bổ sung thêm: Những chiếc xe này đã được cơ quan công an ra quyết định tạm giữ nên nó được xem như là một sự chuyển giao trách nhiệm trong việc bảo quản phương tiện từ chủ sở hữu qua cơ quan công an một cách hợp pháp. Cơ quan công an ra quyết định tạm giữ sẽ có trách nhiệm bảo quản nguyên vẹn xe.
Cho dù chính cơ quan này thực hiện việc trông coi xe hay thuê mướn nơi khác trông coi thì trách nhiệm bồi thường vẫn thuộc về họ. Nghĩa là trong trường hợp này cơ quan công an ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Điều 9 Nghị định 115/2013 quy định rất rõ: "Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện".
Theo Luật sư Tiến, để có căn cứ yêu cầu để bồi thường thiệt hại trong vụ cháy này, chủ sở hữu xe cần có biên bản tạm giữ xe vi phạm, tình trạng xe, đời xe để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại.
Cũng theo hai luật sư, nếu các bên không thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu xe có thể khởi kiện cơ quan công an ra quyết định tạm giữ xe ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Cháy lớn nhiều cơ sở kinh doanh và nhà dân bên hồ Tây
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP.Hà Nội, khoảng 19 giờ 10 ngày 19/5, Trung tâm chỉ huy Công an TP.Hà Nội nhận tin báo cháy xảy ra tại ngõ 440 Lạc Long Quân, ven hồ Tây (Q.Tây Hồ, Hà Nội), đã huy động 5 xe chữa cháy, 1 xe téc nước, 1 xe chỉ huy cùng gần 50 cán bộ chiến sĩ của Công an Q.Tây Hồ, Công an Q.Cầu Giấy và Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực 3 tới hiện trường tổ chức dập lửa, cứu nạn.
Ngay sau khi tiếp cận hiện trường, nhận định đám cháy có diễn biến phức tạp, chất cháy là các nguyên liệu dễ cháy, phát sinh nhiều khói, khí độc, vận tốc lan nhanh nên lực lượng chữa cháy đã thành lập ban chỉ huy chữa cháy, chỉ đạo trinh sát, thống nhất chiến thuật dập lửa, ngăn chặn cháy lan.
Khoảng 22 giờ ngày 19/5, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.