Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 8 tháng 10 năm 2017 | 10:0

Tin tức ĐBSCL: Nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng, được mùa lúa hè thu

Nhiều năm qua, nghề nuôi tôm biển phát triển nhanh chóng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Bình Đại (Bến Tre). Tuy nhiên, hậu quả của việc phát triển nhanh, tự phát là môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm diễn ra thường xuyên.

Bến Tre: Nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng

Trước tình hình trên, việc tìm ra đối tượng nuôi mới, phù hợp để thay thế là vấn đề cấp bách của huyện. Qua nghiên cứu về đặc tính và điều kiện tự nhiên, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) huyện chọn mô hình nuôi cá chim vây vàng tại vùng cửa sông xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.

Mô hình được thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp KH&CN năm 2017, do Sở KH&CN hỗ trợ các huyện hàng năm và một phần vốn đối ứng của hộ dân. Mô hình được thực hiện với quy mô 2.000m2, trên nền ao nuôi tôm công nghiệp trước đây, con giống được mua từ Trung tâm Giống hải sản cấp 1 tỉnh Ninh Thuận. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện chủ trì thực hiện và ông Nguyễn Định Duy là cán bộ kỹ thuật của trạm trực tiếp hướng dẫn theo dõi mô hình.

Nông dân Bến Tre đang nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng

Đến thời điểm này, cá đã được thả nuôi 3,5 tháng. Qua kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ sống rất cao, trọng lượng bình quân đạt 150 gram/con. Dự kiến sẽ thu hoạch trong tháng 12/2017, ước trọng lượng bình quân đạt 400 gram/con. Theo các nhà nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế cho thấy, cá càng lớn thì chất lượng thịt càng ngon, có thể để nuôi 1 - 2 năm (700 - 1.400 gram/con).

Kết quả trên cho thấy, mô hình nuôi cá chim vây vàng có thể phát triển được ở các vùng cửa sông của huyện Bình Đại và các huyện ven biển khác trên địa bàn tỉnh có cùng điều kiện. Mô hình này góp phần nâng cao thu thập cho người dân. Hiệu quả nhất là hộ nuôi có thể tận dụng những ao nuôi tôm công nghiệp bị dịch bệnh không thể tiếp tục nuôi tôm. Sự thành công của mô hình này sẽ góp phần đưa thêm đối tượng nuôi mới vào phục vụ phát triển kinh tế biển cho tỉnh nhà.

Long An: Bùng phát dịch lở mồm long móng

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Long An cho biết, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên heo đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, do thời gian qua giá heo hơi giảm mạnh, có nơi chỉ còn 28.000 - 30.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi thua lỗ bỏ bê công tác phòng ngừa dịch bệnh trên heo.

Nhằm ngăn chặn dịch LMLM bùng phát trên địa bàn, theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Long An, cơ quan này đã triển khai kế hoạch và phân bổ vaccine tiêm phòng miễn phí với số lượng hơn 41.500 liều cho các địa phương, ưu tiên cho các huyện có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao, như: Châu Thành, Bến Lức, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa và TP.Tân An. Đối tượng tiêm phòng miễn phí là heo của hộ chăn nuôi có tổng đàn không quá 50 con.

Nhiều đàn heo ở Long An bị dịch lở mồm long móng

Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai đến cán bộ phụ trách địa bàn tăng cường theo dõi, kiểm soát chặt chẽ không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương làm lây lan dịch bệnh.

Trưởng phòng Dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Long An Nguyễn Văn Cường cho biết, để bảo vệ đàn heo trước nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra, người chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng chống, nhanh chóng tiêm phòng vắcxin cho đàn heo. Khi nghi ngờ heo bệnh phải báo ngay với chính quyền địa phương để được hướng dẫn xử lý.

Tiền Giang: Sản lượng lúa vụ Hè Thu đạt trên 350.000 tấn

Đến đầu tháng 10/2017, Tiền Giang thu hoạch trên 68.000ha, năng suất bình quân 51,5 tạ/ha và sản lượng trên 350.000 tấn lúa hàng hóa, vượt gần 5% chỉ tiêu.

Vụ Hè Thu 2017, nông dân Tiền Giang xuống giống 69.538ha, vượt gần 7% so với kế hoạch. Hiện nông dân khẩn trương thu hoạch toàn bộ diện tích còn lại để cày trục, ngâm lũ, chuẩn bị vụ Đông Xuân 2017 – 2018 tới. Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành Nam Nguyễn Văn Giang cho biết, nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ nên đã né được lũ vụ Hè Thu 2017.

Sản lượng lúa Hè Thu của Tiền Giang tăng cao 

Nông dân địa phương thu hoạch nhanh gọn toàn bộ diện tích xuống giống 1.400ha ngay trong tháng 9/2017, trước khi nước lũ sông Cửu Long từ thượng nguồn tràn về. Năng suất bình quân gần 60 tạ/ ha. Giá lúa thường, lúa chất lượng cao đều tăng từ 300 - 500 đồng/kg so với đầu vụ thu hoạch, tùy giống và địa bàn nên nông dân phấn khởi. Đến nay, xã Hậu Mỹ Bắc A thu hoạch nhanh gọn 100% diện tích vụ Hè Thu đã gieo sạ.

Vụ Hè Thu 2017, các huyện, thị vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang xuống giống được 41.675ha. Nhờ chủ động phân bố lịch thời vụ né lũ hợp lý nên đến đầu tháng 10/2017, nông dân cơ bản hoàn thành thu hoạch. Hiện còn khoảng 1.500ha gieo sạ trễ đến kỳ thu hoạch trong khi mực nước trên đồng không cao nên khả năng bị thiệt hại do thiên tai ít.

Vĩnh Long: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị”.

Theo ông Trần Văn Khởi, nông nghiệp đô thị được xem là chủ đề mới trong phát triển nông nghiệp. Nếu như trước đây chỉ chủ yếu tập trung cho cây, con chủ lực phục vụ tái cơ cấu, thì nay với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị đã hình thành mảng nông nghiệp phục vụ lương thực, thực phẩm cho đô thị, đây là xu hướng tất yếu. 

Vĩnh Long ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị

Với vai trò quan trọng tự cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho nội đô, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và tạo cảnh quan cho đô thị xanh, sạch, đẹp và là tiềm năng cho phát triển du lịch.

Về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì từ nay đến năm 2020, sẽ hình thành khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng, an toàn và có sức cạnh tranh, từ đó đưa tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước.

Giang Nam (tổng hợp)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top