Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 9 năm 2017 | 9:31

Tin tức ĐBSCL: Nông dân được bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; quá nhiều trung gian làm giá lợn rẻ

Mới đây, trên 250 nông dân và đại l‎ý chuyên trồng, thu mua bưởi da xanh trong tỉnh Bến Tren đã trực tiếp k‎ý kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm bưởi da xanh với cơ sở bưởi da xanh Hương Miền Tây.

Theo thỏa thuận, cơ sở này sẽ thu mua bưởi da xanh của nông dân xuất khẩu có 4 loại (loại I, II, III và IV); tiêu thụ nội địa ngoài 4 loại trên còn thu mua luôn cả loại lở, loại vạt theo giá thị trường. Đặc biệt, cơ sở thu mua hỗ trợ cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, đủ chuẩn xuất khẩu được hỗ trợ 3% cho loại II, III. Nếu cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có chứng nhận của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp tỉnh thì được hỗ trợ 2% cho loại II, III.

Vĩnh Long: Giá cá tra ổn định ở mức cao

Giá cá tra có xu hướng tăng, so với tháng trước tăng 2.000 đồng/kg lên mức 24.000 đồng/kg, giúp người nuôi cá có lợi nhuận. Mặc dù vậy, theo đánh giá của ngành chức năng, do lo ngại giá biến động, thời tiết bất thường tác động xấu đến sự sinh trưởng của cá nên người nuôi vẫn còn dè dặt xuất bán.

Giá cá tra ở Vĩnh Long đang ổn định ở mức cao

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, giá cá tra có xu hướng tăng, nên người nuôi dần ổn định sản xuất, diện tích nuôi hiện đạt 4.746 ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bước vào vụ thu hoạch chính, sản lượng cá tra 8 tháng của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đạt 815.500 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ.

Quá nhiều trung gian làm giá lợn rẻ

Mấy ngày nay, bà con Vĩnh Long thấp thỏm mừng thầm vì giá lợn hơi có chiều hướng tăng chút đỉnh. Tuy nhiên, thực tế giá lợn tăng không ổn định bởi sự tham gia của quá nhiều khâu trung gian nhưng thiếu hẳn một đầu tàu; các đầu mối liên kết với nhau còn lỏng lẻo khiến việc tiêu thụ thịt lợn còn nhiều bất cập.

Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, cho biết, đa số hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chưa đạt tiêu chuẩn VietGAP trong khi chưa có doanh nghiệp hoặc hợp tác xã nào đóng vai trò trung gian tổ chức mua gom để giao cho Công ty Vissan. Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long thông tin việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm vi phạm cũng rất khó khăn, nhất là các sản phẩm tươi sống không có bao bì nhãn mác, được mua bán qua nhiều trung gian.

Cần Thơ: Giá lúa cao nhưng năng suất giảm 30 - 40% so với vụ năm trước

Theo bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, vụ thu đông 2017, nông dân trên địa bàn thành phố xuống giống được 73.021ha, đạt 139% kế hoạch, thấp hơn 1.396ha. Đến cuối tháng 8, 2.777ha lúa thu đông đã được thu hoạch, năng suất ước đạt 4,2 tấn/ha, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng sâu bệnh và thời tiết thất thường kèm theo mưa bão liên tục thời gian qua.

Giá lúa cao nhưng nâng suất giảm

Nhiều nông dân cho biết, mặc dù giá lúa tăng nhưng năng suất giảm hơn so với vụ năm trước, vì vụ này, sâu bệnh tấn công nhiều (chủ yếu là rầy nâu) khi lúa được 30-45 ngày tuổi khiến sản lượng thu hoạch giảm, nên năng suất chỉ còn 400-450 kg/công (1.000m2), giảm 300-350 kg/công so với vụ lúa năm rồi.

Tiền Giang: Làm phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi

Sau khi thực hiện một số giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, các hộ đều khẳng định hiệu quả sử dụng, giảm chi phí chất đốt và tạo ra phân bón cho cây trồng, giúp môi trường nông thôn sạch sẽ.

Ông Huỳnh Thanh Nông, kỹ thuật viên LCASP Tiền Giang cho biết, dự án đang xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật bằng máy xử lý bằng công nghệ ép tách phân dựa trên nguyên tắc “lưới lọc”. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý riêng, còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm khí sinh học xử lý tiếp. Độ ẩm của sản phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng.

Hiện một số trang trại chăn nuôi lớn ở Tiền Giang tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như chất thải chăn nuôi, mụn dừa, trấu, mùn cưa… để sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng, hướng tới canh tác bền vững./.

Thái An (tổng hợp)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top