KTNT - Do giá chanh dây liên tục tăng cao trong 2 năm trở lại đây, nhiều người dân ở huyện Chư Sê (Gia Lai) đã bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đổ xô trồng loại cây này. Hệ quả là hiện nay, nhiều hộ trồng chanh dây trên địa bàn huyện đang gặp khó khăn do chanh dây rớt giá.
Gia Lai: Chanh dây rớt giá, người dân gặp khó khăn
Ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, cho biết, hiện nay, thị trường tiêu thụ cây chanh dây không ổn định. Vì vậy, bà con nông dân đã trồng cần đầu tư để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, không nên mở rộng diện tích để tránh thiệt hại về kinh tế. Bà con cũng không nên phá bỏ các loại cây trồng truyền thống để trồng cây chanh dây. Mặt khác, bà con nông dân nên mua các loại giống chanh dây rõ nguồn gốc để đảm bảo chất lượng. Huyện sẽ kêu gọi các nhà đầu tư thu mua chế biến liên kết với nông dân để tạo ra thị trường tiêu thụ bền vững hơn.
Chanh dây rớt giá, người dân gặp khó khăn
Gia Lai: Khẩn trương thu hồi đất rừng bị lấn chiếm ở huyện Ia Grai
Diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Ia Grai liên tục giảm mạnh do sự lấn chiếm của người dân sử dụng vào mục đích cá nhân. Vì vậy, thời gian qua, huyện Ia Grai đã đẩy mạnh công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và trồng lại rừng theo chủ trương của tỉnh.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, tính đến đầu tháng 8/2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng của huyện Ia Grai là 10.610,4ha, trong đó đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm sử dụng là 4.090,5ha. Thực hiện quyết định của UBND tỉnh về thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển đổi cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng lại rừng, huyện Ia Grai đã thành lập Ban Chỉ đạo thu hồi đất rừng huyện và các Ban Chỉ đạo thu hồi đất rừng cấp xã. Sau hơn 3 tháng triển khai chủ trương nói trên, toàn huyện đã thu hồi được 196,1 ha. Trong đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai thu hồi được 122,1 ha tại 3 xã: Ia Khai, Ia Grăng và Ia Bă. Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai thu hồi được 7 ha tại địa bàn xã Ia Chía.
Kon Tum: Chặt hạ 200ha rừng thông để trồng mắc ca là đúng chủ trương
Ngày 31/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo để làm rõ việc chặt hạ 200ha rừng thông ở huyện Kon Plông để giao doanh nghiệp trồng cây mắc ca.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Trung Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum khẳng định, dự án chuyển đổi gần 200ha thông để giao đất cho Công ty TNHH Đăng Vinh trồng cây mắc ca, tại xã Đăk Long, huyện Kon Plông được thực hiện đúng chủ trương của tỉnh và các hướng dẫn của các bộ ngành chức năng.
Tuy nhiên, những mối quan tâm hàng đầu của các phóng viên về dự án này, vẫn chưa được lãnh đạo sở trả lời thỏa đáng tại buổi họp báo.
Rừng thông bị triệt hạ để giao doanh nghiệp trồng cây mắc ca
Đắk Nông: Hoàn thành cơ bản việc tái canh cà phê theo hình thức trồng mới
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp – PTNT, đến thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành cơ bản việc tái canh cà phê theo kế hoạch đề ra trong năm 2017.
Trong đó diện tích cà phê tái canh theo hình thức trồng mới là 2.248ha và ghép chồi cải tạo là 1.177ha. Năm 2017, dù không còn được hỗ trợ về giống, kỹ thuật như những năm trước song nhiều địa phương đã chủ động bố trí nguồn lực triển khai chương trình đúng tiến độ, kế hoạch, đạt chất lượng tốt.
Theo Sở Nông nghiệp – PTNT, để khắc phục những hạn chế trong thực hiện Chương trình tái canh cà phê, năm nay, các yếu tố đầu vào như kỹ thuật làm đất, giống và trồng, chăm sóc đã được nhiều địa phương quan tâm, người dân chú trọng. Ngành đang tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn nhân dân thực hiện các bước chăm sóc, bón phân sau tái canh để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Lâm Đồng: Khan hiếm hàng, Đà Lạt nhập 100 tấn khoai tây Trung Quốc
Ngày 31/8, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, cho biết, do khan hiếm hàng nên trong vòng 3 tháng qua, các tiểu thương tại Chợ đầu mối nông sản Đà Lạt đã phải nhập trên 100 tấn khoai tây Trung Quốc.
Kết quả phân tích của Trạm kiểm dịch và kiểm định thực vật, tất cả các mẫu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng đều trong ngưỡng cho phép.
Theo dự báo của cơ quan chức năng, trong những tháng tới do Đà Lạt khan hiếm khoai tây nên loại nông sản này sẽ tiếp tục được các tiểu thương nhập về để cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Nam, nhất là TP. Hồ Chí Minh.
Trong thời gian qua, nhiều tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc với giá rẻ bán ra thị trường với mác khoai tây Đà Lạt (ảnh trên) giá cao kiếm lời bất chính khiến dư luận bức xúc
Đã có thời gian dài, không ít tiểu thương tại Chợ đầu mối nông sản Đà Lạt nhập khoai tây Trung Quốc với giá rẻ bán ra thị trường với mác khoai tây Đà Lạt giá cao kiếm lời bất chính khiến dư luận bức xúc. Trước thực trạng trên, UBND TP Đà Lạt đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh khoai tây Trung Quốc phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ để người tiêu dùng phân biệt.
Quốc Hùng (tổng hợp)
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.