Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 5 năm 2018 | 10:59

Tin tức Tây Nguyên: Diện tích ca cao ngày càng giảm

Các vùng trọng điểm trồng ca cao của tỉnh Đắk Lắk như Ea Kar, Krông Ana, Krông Pắk, Ea H’leo đều giảm mạnh cả về diện tích lẫn năng suất, sản lượng.

Diện tích ca cao tại Đắk Lắk ngày càng giảm
 
Theo ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, diện tích cây ca cao của tỉnh Đắk Lắk hiện nay giảm xuống chỉ còn 1.474 ha, giảm 429 ha so với năm 2016. Các vùng trọng điểm trồng ca cao của tỉnh như Ea Kar, Krông Ana, Krông Pắk, Ea H’leo đều giảm mạnh cả về diện tích lẫn năng suất, sản lượng. Cụ thể, năng suất ca cao chỉ đạt 11,59 tạ/ha, sản lượng 1.250 tấn, giảm gần 850 tấn so với năm 2016.
1-dak-lak.jpg
Các vùng trọng điểm trồng ca cao của tỉnh đều giảm mạnh cả về diện tích lẫn năng suất, sản lượng

Diện tích giảm là do người dân chưa quen với kỹ thuật canh tác, chăm sóc, lên men… cây ca cao. Đặc biệt, cây ca cao cũng là cây công nghiệp dài ngày, có vốn đầu tư khá lớn, thời gian kiến thiết cơ bản cũng giống các loại cây công nghiệp dài ngày khác nhưng những năm gần đây, giá tiêu hạt, cà phê nhân cũng như sản phẩm các loại cây ăn quả như sầu riêng, bơ sáp có giá cao hơn nên người dân đổ xô vào chặt bỏ cây ca cao chuyển đất sang trồng các loại cây này. Mặt khác, một số diện tích ca cao già cỗi hết chu kỳ kinh doanh sau khi thanh lý, nhổ bỏ người dân không trồng tái canh lại mà chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả dài ngày có giá trị kinh tế cao hơn.

Theo quy hoạch đến năm 2020, Đắk Lắk đưa diện tích cây ca cao tăng lên 6.000 ha nhưng thực tế quy hoạch này hiện nay không khả thi.
 
Điều tra vụ san ủi trái phép 2.000m2 đất lâm nghiệp tại Đà Lạt
 
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết đang phối hợp với Công an TP. Đà Lạt làm rõ vụ việc san ủi trái phép 2.000m2 đất lâm nghiệp trên địa bàn.
2-lam-dong.jpg
Nơi xảy ra sự việc

Mới đây, cơ quan chức năng phát hiện một chiếc xe cơ giới đang san ủi đất lâm nghiệp tại khu vực Dinh I, đường Trần Thái Tông, Phường 10 (Đà Lạt). Khi cơ quan chức năng đến nơi thì người lái xe ủi đã rời khỏi hiện trường, lực lượng kiểm lâm đã lập biên bản và tạm giữ chiếc xe tang vật. Kiểm tra ban đầu, lực lượng chức năng thống kê có khoảng 2.000m2 đất quy hoạch là đất lâm nghiệp (hiện người dân đã trồng càphê trên đất) bị san ủi trái phép.

Gia Lai: Phá rừng xảy ra ở tiểu khu 1297 (thuộc đồi Chư Jú, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa).
 
Theo đó, gần chục chiếc xe độ chế nối đuôi nhau “cày nát” quả đồi Chư Jú, còn các đối tượng lâm tặc thì ngang nhiên mở “công trường” để “xẻ thịt” hàng chục cây gỗ khủng. Những cây gỗ với đường kính 50-60cm vừa mới đốn hạ nằm ngổn ngang giữa rừng đang chờ để chở ra điểm tập kết.
 
Sau khi nhận thông tin, UBND thị xã Ayun Pa đã có báo cáo nhanh về tình hình xử lý việc phá rừng, khai thác gỗ trái phép trên địa bàn xã Ia Sao. Theo đó, qua kiểm đếm số lượng gỗ thống kê được tại hiện trường là 35,263 m3, trong đó gỗ tròn có 3 lóng, khối lượng 3,490 m3, chủng loại gỗ vẫn chưa xác định được; gỗ xẻ 75 hộp, khối lượng 31,773 m3, chủng loại: Dổi, khảo, trâm, xoan, dẻ, gòn và một số chưa xác định được chủng loại. Bên cạnh đó, xác định được 69 gốc cây bị chặt hạ, đường kính từ 34-250cm.
3-gia-lai.jpg
Qua kiểm đếm số lượng gỗ thống kê được tại hiện trường là 35,263 m3 gỗ khai thác trái phép

Ông Lê Xuân Hải, Chủ tịch UBND xã Ia Sao cho biết: “Hàng tuần, chúng tôi họp giao ban thì các nhóm bảo vệ rừng đều báo cáo rằng tiểu khu 1297 (thuộc núi Chư Jú) không có tình trạng rừng bị xâm hại. Hàng ngày, các nhóm phân công nhau đi tuần tra bảo vệ rừng ở khu vực này. Sau khi nắm được thông tin, chúng tôi đã cử lực lượng công an xã phối hợp cùng lực lượng chức năng nắm tình hình diện tích rừng bị phá”. Tuy nhiên, trên thực tế các đối tượng vẫn ngang nhiên mở ‘công trường’ để ‘xẻ thịt’ lấy gỗ.

UBND thị xã Ayun Pa cũng đã có văn bản khẩn gửi Hạt kiểm lâm thị xã, Công an thị xã khẩn trương triển khai thực hiện báo cáo kết quả về UBND thị xã trước ngày 10-5 để xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân chưa làm tốt công tác bảo vệ rừng và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm về phá rừng, khai thác gỗ trái phép.
 
Đắk Nông: Thông tin mới vụ phế phẩm cà phê ngâm pin trộn vào hồ tiêu
 
Tỉnh Đắk Nông tiếp tục họp báo thông tin vụ án bắt cơ sở nông sản dùng phế phẩm cà phê ngâm pin để trộn vào hồ tiêu.
4-dak-nong.jpg
Phế phẩm cà phê cơ sở bà Loan mua, ngâm pin, bán ra thị trường để đấu trộn vào hồ tiêu

Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng trong vụ án đã có lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra. Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, trú thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông, chủ cơ sở thu mua nông sản) khai nhận, hoạt động kinh doanh từ năm 2016, có giấy đăng ký kinh doanh thu mua nông sản. Loan thừa nhận, sử dụng vỏ cà phê, sỏi đá nhỏ và pin trộn lại với nhau để tạo ra sản phẩm bán kiếm lời. Quy trình nhuộm đen này do Loan tự nghĩ ra. Về mục đích, bước đầu Loan khai nhận việc pha chế ra hỗn hợp này để bán cho Lê Thị Hồng Thơ và thuê Trần Văn Tuấn lái xe vận chuyển sản phẩm.

4-loan.jpg
Nguyễn Thị Thanh Loan, chủ cơ sở ngâm phế phẩm cà phê, sỏi với pin gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua
 
Liên quan đến vụ việc này, Viện KSND tỉnh Đắk Nông đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 5 đối tượng gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985, trú xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, chồng bà Loan), Phan Thị Dung (SN 1962, trú khu phố Ninh Hòa, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước), Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979, trú thôn 5, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Đắk Nông, làm nghề kinh doanh) và Trần Văn Tuấn (SN 1976, trú thôn 2, xã Nâm N’Jang, Đắk Song).
 
Kon Tum: Lên Măng Đen, xem nhà giàu đổ tiền tỷ trồng rau sạch, thuốc quý
 
Liên tục hai năm qua, hàng loạt doanh nghiệp đổ xô đến khu sinh thái Măng Đen, huyện Konplong (Kon Tum) ấp ủ khát vọng làm giàu từ các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
 
Ông Bùi Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen, lý giải vùng đất này có lợi thế khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ từ 16-20 độ C nên doanh nghiệp chọn nơi đây đầu tư dự án cà chua Sizhuka (Nhật Bản). “Chúng tôi đầu tư 4 tỷ làm ba nhà kính sản xuất trên diện tích 0,5 ha trồng giống cà chua sạch siêu trái này. Hiện trang trại đã cho thu hoạch khoảng 10 tấn quả đầu tiên”, ông Hùng cho biết.
5-ca-chua.jpg
Thu hoạch cà chua

Ông Phạm Thanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen, cho hay sau nhiều năm thử nghiệm, cây ôn đới chịu lạnh như cà chua, dâu tây, súp lơ, một số loài hoa, đặc biệt là cây dược liệu, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nơi đây. “Chúng tôi đã chuyển giao 23 quy trình công nghệ trồng rau quả, cây dược liệu cho người dân, doanh nghiệp đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Măng Đen”, ông Thanh nói.

Quốc Hùng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top