Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 2 năm 2017 | 2:55

Tin tức Tây Nguyên: Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê niên vụ mới, chảy máu gỗ trắc

Niên vụ 2017-2018 đã bắt đầu, Đắk Lắk đang bước vào vụ thu hoạch với hơn 202.000ha cà phê, rải đều khắp các địa phương trong tỉnh. Từ cuối niên vụ trước đến nay, giá cà phê ổn định ở mức trên dưới 40.000 đồng/kg cà phê nhân, có lúc lên tới hơn 45.000 đồng/kg, tạo nên tâm thế phấn khởi cho các doanh nghiệp, nông dân.

Đắk Lắk: Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê niên vụ mới

Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho hay, so với cách đây vài chục năm thì mùa thu hoạch cà phê hiện nay có chiều hướng đến sớm hơn. Từ giữa tháng 10 nhiều hộ dân đã bắt đầu thu bói và chỉ sau 2 tháng là thu xong, trong khi đó, trước đây nhiều địa phương thu hoạch kéo dài đến sau Tết Nguyên đán mới xong. Rõ ràng, hoàn thành mùa vụ trước Tết giúp nông dân yên tâm hơn, nhưng đây lại là điều đáng báo động, bởi cây cà phê sinh trưởng theo chu kỳ của nó, nếu thu hoạch sớm thì cây sẽ ra hoa, đậu quả sớm và chín sớm khi mùa mưa chưa kết thúc, cộng với sản lượng thu hoạch lớn cùng một lúc trong bối cảnh thời tiết thường bất lợi cũng gây sức ép nhiều về nhân công mùa vụ, phơi sấy, chế biến ban đầu...

Vì vậy, để bảo đảm chất lượng cà phê niên vụ mới, đơn vị này kiến nghị cần thành lập các trung tâm sơ chế, chế biến cà phê tại các vùng nguyên liệu. Theo đó, cà phê sau thu hoạch được chở đến các trung tâm để sơ chế, xong có thể giao lại cho nông hộ ký gửi tại trung tâm, bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu hoặc mang về tích trữ. Đây được xem là ý kiến xác đáng khi cùng lúc có thể tận dụng và phát huy lợi thế ngành cơ khí của tỉnh với các loại máy sấy, máy sơ chế nông sản có quy mô khác nhau, đồng thời hỗ trợ bà con sơ chế, bảo quản nông sản của mình, giữ được màu sắc, chất lượng, hương vị cũng như thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong giao thương với khách hàng.

Giá cà phê ổn định đã tạo nên tâm thế phấn khởi cho các doanh nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh cà phê

Về phía người trồng cà phê nên bố trí nhân công thu hái làm nhiều đợt, không nên thu hái lẫn nhiều quả xanh; chú trọng việc xây dựng kho để bảo quản cà phê nhằm hạn chế tình trạng thất thoát sản lượng, giảm chất lượng cà phê do mọt, ẩm mốc…

Lâm Đồng: Cà phê chín đỏ vườn, dân lo nghĩ kế chống “cà tặc”

Là huyện có diện tích cà phê lớn, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng hàng năm thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh đến làm thêm khi tới mùa cà phê. Để đảm bảo an ninh trật tự cũng như bảo vệ tài sản của người dân, huyện Bảo Lâm đã có kế hoạch cũng như công tác phòng, chống nạn hái trộm cà phê.

Bằng việc ý thức bảo vệ tài sản của người mình, người dân trong xã còn cắt cử nhau thay phiên trông nom tài sản của nhau. Ông Trần Văn Hùng (phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc) cho biết thêm: “Chúng tôi phơi cà phê ở một bãi đất trống cùng nhau nên việc trông coi phải phụ nhau, tránh việc kẻ xấu đột nhập, trộm cắp cà phê”.

Theo ông Trương Hoài Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, ngay từ đầu vụ cà phê 2017, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn và chỉ đạo Công an huyện phối hợp cùng các ngành chức năng và các xã, thị trấn chủ động triển khai thực hiện.

Gia Lai: Đưa cây quế về Kbang

Hàng ngàn hộ gia đình ở H.Kbang (Gia Lai) đang kỳ vọng về cơ hội đổi đời khi cây quế được đưa về trồng thử nghiệm ở vùng đất này.

Theo tính toán, cây quế trồng từ 6 – 7 năm sẽ cho thu hoạch. Nhưng từ năm thứ 3 quế đã cho thu hoạch lá trong quá trình rong cành mỗi năm. Lá quế có giá từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Còn khi thu hoạch cây, mỗi héc ta quế cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng theo giá bán hiện nay. Ngoài ra, khi cạo vỏ, lấy lá, cây quế còn lại có thể bán cho các nhà máy chế biến giấy. Đặc biệt, đối với đất trống dùng trồng quế, trong 2 – 3 năm đầu nông dân có thể trồng xen các loại cây khác như mì, ngô, vừa che bóng cho cây trồng chính lại có thêm thu nhập.

Nông dân H.Kbang (Gia Lai) đang kỳ vọng về cơ hội đổi đời từ cây quế.

Ông Trần Văn Trị, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lơ Ku, H.Kbang là đơn vị được giao trồng thử nghiệm cây quế, cho biết: “Chúng tôi đã cùng đi với lãnh đạo huyện ra tận Lào Cai, về H.Trà Bồng (Quảng Ngãi), nơi có nhiều diện tích quế để tìm hiểu. Hiện ở Trà Bồng có đến 1.200 ha quế đã được trồng và khai thác. Thu nhập người dân rất ổn định. Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi nên tỷ lệ cây sống là gần 100%. Chúng tôi đang có 1.500 ha đất trống, cộng với chỉ tiêu trồng rừng mỗi năm hơn 100 ha nữa. Đây cũng là loại cây rừng nên chúng tôi đang chờ cây phát triển ra sao để trồng trên diện rộng. Đất ở đây tốt, có thể rút ngắn thời gian thu hoạch sớm hơn cả năm so với đồng bằng”.

Kon Tum: Có công trình bảo vệ rừng hơn 25 tỷ, gỗ quý vẫn liên tiếp bị mất

Từ tháng 6/2016, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt dự án xây hàng rào và các công trình bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Đăk Uy, mà chủ đầu tư là Sở NN-PTNN tỉnh Kon Tum. Theo đó, công trình này được xây dựng hơn 25 tỷ đồng, trích từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2011, 2012 còn tồn lại của tỉnh Kon Tum. Công trình được xây dựng nhằm bảo vệ khu rừng Đắk Uy rộng hơn 546 ha, cùng 6 trạm dừng nghỉ và 2 chòi canh lửa…

Dù đã đầu tư công trình hơn 25 tỷ gồm tường rào và các công trình bảo vệ khu rừng đặc dụng nhưng vẫn mất gỗ trắc

Khu rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt, ngoài Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy thì Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đã thành lập một đội đặc biệt khoảng 22 người mà đích thân ông Nguyễn Hoài Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum làm đội trưởng để ngày đêm tuần tra bảo vệ khu rừng.

Nhưng đến này 30/10/2016, khi đội đặc biệt rút khỏi để đi làm nhiệm vụ khác và để lại 7 người phối hợp tuần tra, thì liên tiếp xảy ra 5 vụ mất gỗ trắc (nhóm IIA, quý hiếm) trong vòng một tuần.

Theo ông Nguyễn Tấn Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum: “Việc bảo vệ khu rừng đặc dụng này của Ban quản ly rừng đặc dụng không tốt lắm. Nhưng để chờ kết luận thanh tra sẽ khách quan hơn…”./.

Quốc Hùng (tổng hợp)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top