Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 10 năm 2017 | 11:7

Tin tức Tây Nguyên: Hai cán bộ kiểm lâm bị kỷ luật, giá hồ tiêu giảm mạnh

Liên quan đến vụ phá hơn 2ha rừng tại tiểu khu 1676, xã Trường Xuân (Đắk Song), Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên đã ký các quyết định thi hành kỷ luật hai cán bộ kiểm lâm vì để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép.

Đắk Nông: Hai cán bộ kiểm lâm bị kỷ luật vì để xảy ra phá rừng tại xã Trường Xuân

Cụ thể, Quyết định số 821/QĐ-SNN, thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Vũ Tân, Kiểm lâm địa bàn xã Trường Xuân, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song. Lý do, ông Tân thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc; chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn; chưa nhận thức hết trách nhiệm bản thân, thái độ bàng quang trước việc người dân phá rừng, khi phát hiện phá rừng trái phép tại xã Trường Xuân (diện tích 2,0758 ha) không báo cáo lãnh đạo Hạt, Trạm xử lý, làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng kiểm lâm.

Hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 1676, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song

Ngoài ra, cũng thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Huỳnh Thanh Thiện, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm rừng phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song. Khuyết điểm của ông Thiện là chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu kiểm tra, giám sát địa bàn để xảy ra phá rừng trái phép tại xã Trường Xuân (diện tích 2,0758 ha) mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Giá tiêu ngày 6/10 mất thêm 1 triệu/tấn, ngành tiêu đối mặt cuộc khủng hoảng mới?

Giá hồ tiêu nhiều nơi đã giảm về mức 80.000 đồng/kg, thấp nhất trong khoảng 2 tháng qua.

Giá tiêu tại nhiều nơi trong ngày hôm qua đã giảm thêm 1.000 đồng/kg, tương đương với mức giảm 1 triệu đồng/tấn. Tại hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay chỉ còn 80.000 đồng/kg như ở Gia Lai, Đắk Nông.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Persistence Market Reseach (PMR), thị trường hồ tiêu đen toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) với mức 6,1% trong năm 2017, tương đương giá trị thị trường hơn 3,7 triệu USD.

Với tốc độ tăng trưởng như vậy, giá trị của thị trường hồ tiêu đen toàn cầu sẽ lên tới 5,7 triệu USD tính đến cuối năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tiêu đen xay ngày càng tăng, bởi các nhà sản xuất đang ra sức tạo ra gia vị mới nhằm tăng danh mục sản phẩm trên thị trường.

Ông Đinh Xuân Thu, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, diện tích canh tác tiêu tại huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) cũng như nhiều vùng khác đã tăng rất mạnh, đặc biệt trong năm 2015, tuy nhiên do tình hình thời tiết hiện nay diễn biến bất lợi gây mất mùa nên sản lượng năm 2017 nhìn chung sẽ không thay đổi, tương đương với các năm trước. Tuy nhiên, do diện tích tăng đột biến trong giai đoạn 2015 – 2016 nên theo dự báo, từ năm 2018 trở đi khi diện tích tăng mới cho thu hoạch thì sản lượng có thể có thể sẽ rất lớn, gây áp lực lên thị trường cũng như khiến giá tiêu bị sụt giảm.

Đắk Lắk: Bò rớt giá, người chăn nuôi bị thương lái o ép

Nhiều năm qua, người dân xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông đã tận dụng lợi thế về đồng cỏ và phế phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi bò. Tuy nhiên, gần 1 năm nay, giá bò chững lại và có xu hướng giảm mạnh, mỗi con bán ra vào thời điểm này đã giảm trên 7 triệu đồng so với trước. Giá bán ra thấp, trong khi chi phí thức ăn tăng cao càng gây khó khăn cho người nuôi.

Theo nhiều hộ chăn nuôi ở đây, mặc dù giá hạ nhưng điều đáng nói là thương lái thấy người dân có nhu cầu bán bò cao nên tìm cách ép giá thêm nữa khiến nhiều hộ chăn nuôi rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.

Bò rớt giá gây khó khăn cho người nuôi

Thế nhưng, có một điều lạ là trong khi giá bò thương lái mua tại chuồng giảm sâu thì giá thịt bò bán ngoài chợ vẫn khá cao. Theo khảo sát tại chợ Trung tâm huyện Krông Bông, thịt bò bán ra ở mức 200.000-220.000 đồng/kg (tuỳ loại). Lý giải điều này, một tiểu thương tại chợ cho hay, do giá bò nhập từ thương lái cao nên bắt buộc tiểu thương bán lẻ phải bán cho người tiêu dùng với giá cao.

Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn Hồ Quang Vũ cho biết, lâu nay, việc mua bán bò thịt ở đây do người nuôi và thương lái tự “định giá”, thuận mua vừa bán chứ không cân trọng lượng hoặc căn cứ trên một cơ sở nào, do đó, người nuôi thường chịu thiệt. Để hạn chế tình trạng này, về lâu dài, xã đang tính đến việc liên kết với một doanh nghiệp nào đó để ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho việc chăn nuôi bò của người dân.

Lâm Đồng: Lâm Hà phát triển nhanh vùng trồng cà phê bền vững

Huyện Lâm Hà đã và đang khuyến khích các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê mở rộng diện tích cà phê theo hướng bền vững.

Những năm qua, phong trào sản xuất cà phê bền vững phát triển nhanh và mạnh trên địa bàn Lâm Hà, nhiều nông hộ đã liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế 4C, UTZ… Điều này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo vệ được môi trường sinh thái. Ông La Văn Hoan, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững khu phố Thành Công, thị trấn Nam Ban cho biết, sau khi tham gia sản xuất cà phê theo chứng nhận 4C được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh từ trồng đến chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại, bón phân cân đối, hợp lý… nên năng suất luôn đạt từ 4 đến 5 tấn cà phê nhân/ha. Những năm qua, các hộ nông dân tham gia mô hình được mua phân bón rẻ hơn thị trường do tổ hợp tác ký kết hợp đồng mua phân bón tại công ty mà không thông qua các đại lý, bên cạnh đó còn được khuyến cáo bón đúng theo quy trình, nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Những năm qua, phong trào sản xuất cà phê bền vững phát triển nhanh và mạnh trên địa bàn Lâm Hà, nhiều nông hộ đã liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế 4C, UTZ… Đ

Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ Certifield cũng áp dụng tại các vườn cà phê ở các xã Mê Linh, Đông Thanh… Nhờ có biện pháp chăm sóc hợp lý như thường xuyên loại bỏ chồi vượt, tỉa cành tạo tán hợp lý trong mùa mưa, loại bỏ cành tăm, cành nhớt, cành vô hiệu mà vườn cây của bà con nông dân hạn chế được sâu bệnh gây hại và tiết kiệm được chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật.

Theo số liệu thống kê, đến nay, huyện Lâm Hà đã có 6.921 ha cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ… Nông hộ tham gia mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận và diện tích cà phê bền vững này không ngừng tăng lên theo từng năm.

Gia Lai: Nông dân “đánh đu” với cây nghệ

Ước tính cả ngàn héc ta nghệ của nông dân Gia Lai trồng theo kiểu tự phát, chưa có đầu ra rõ ràng, đang là mối lo lớn với ngành nông nghiệp và nông dân.

Hồ tiêu chết, xuống giá; các loại nông sản khác như bơ, cà phê phải mất 2 – 3 năm mới có thu… Trước thực trạng này, hàng trăm nông dân ở Gia Lai lại xoay ra trồng nghệ

Theo nhiều nông dân, để trồng 1 ha nghệ, nếu có đất sẵn cũng phải đầu tư thêm chừng 1,5 tấn giống, cộng phân bón, công chăm sóc, thu hoạch tổng cộng khoảng 50 – 60 triệu đồng. Bắt đầu vụ trồng nghệ từ tháng 3 và phải đến 9 tháng hoặc 1 năm sau mới cho thu hoạch. Ông Nguyễn Liệu, ở xã Ia Blứ, H.Chư Pưh, nói: “Vườn tiêu của gia đình tôi bị bệnh chết sạch, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Thấy người ta nói trồng nghệ có ăn nên làm theo. Giống mua cũng chả rõ nguồn gốc, đầu ra cũng chả rõ ràng. Cứ trồng đại vào, may thì có lời!”.

Ước tính cả ngàn héc ta nghệ của nông dân Gia Lai trồng theo kiểu tự phát, chưa có đầu ra rõ ràng, đang là mối lo lớn với ngành nông nghiệp và nông dân

Ông Nguyễn Long Khánh, Phó phòng NN-PTNT  huyện Chư Pưh, cho biết diện tích nghệ trên địa bàn lên đến gần 100 ha. Năng suất bình quân ước đạt 19,16 tấn/ha. Người dân chủ yếu trồng giống nghệ vàng, nghệ đỏ. Qua kết quả kiểm tra cho thấy cây nghệ phát triển tương đối tốt. Tình hình sâu bệnh hại không đáng kể và khá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chủ yếu theo hình thức tự phát. Các doanh nghiệp thu mua hiện nay chỉ thông qua hợp đồng số lượng sản phẩm thu mua với đại diện các nhóm nông dân, không có liên kết sản xuất và đầu tư các khoản vật tư nông nghiệp. “Đối với cây nghệ, nông dân nên trồng thăm dò. Vì chưa có đầu ra, giá cả chưa ổn định và nhà máy chế biến cũng chưa có. Nếu đầu tư trồng tràn lan, khi bán không được sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho bà con”, ông Khánh khuyến cáo.

Quốc Hùng (tổng hợp)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top