Trước nhu cầu phát triển cây mắc ca vừa là cây trồng chiến lược vừa là cây che bóng cho cây chè, cà phê ngày càng tăng, ngành nông nghiệp Lâm Ðồng đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đồng thời rà soát, đánh giá tìm ra các biện pháp canh tác thích hợp cho các loại giống tương ứng để kịp thời khuyến cáo cho nông dân trên địa bàn.
Lâm Đồng: Phát triển cây mắc ca và đánh giá tìm ra các biện pháp canh tác thích hợp
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, từ năm 2006 đến nay, nhiều thử nghiệm sản xuất cây mắc ca đã được triển khai theo từng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu một số vùng cây công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, chủ yếu trồng xen kết hợp che bóng trong các vườn cà phê, vườn chè hơn 1.170 ha. Riêng diện tích trồng thuần hơn 88 ha thì có 50 ha của Công ty Ánh Sáng Vinh Hòa trồng tại xã Tà Nung, Đà Lạt; còn lại phân bổ ở địa bàn các huyện Đơn Dương, Lâm Hà…Trên địa bàn Lâm Đồng hiện đang sản xuất 18 dòng, giống mắc ca. Trong đó 10 giống gồm OC, 246, 816, 849, 695, 900, 800, 741, 842 và Daddow đã được Bộ NN &PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia. Còn lại 8 dòng, giống do người dân tự phát mua về trồng là QN1, 788, A38, A4, 344, H2, 508, A16.
Hàng năm 4 doanh nghiệp và cơ sở ở Lâm Đồng đã thu mua trên 80 tấn quả mắc ca tươi của nông dân để chế biến
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đáp ứng hơn nữa thực tế sản xuất trên địa bàn. Từ nay đến năm 2020 có thể bố trí nguồn vốn đề án chuyển đổi giống cây trồng để tiếp tục khảo sát, đánh giá 3 yếu tố canh tác về điều kiện (khí hậu, thổ nhưỡng...), phương thức (trồng xen, trồng 1 giống, trồng nhiều giống), biện pháp (mật độ, nước tưới, phân bón...), nhằm tìm ra các giống mắc ca tương ứng với biện pháp kỹ thuật mới để nhân rộng trên địa bàn...
Lo ngại khi Lâm Đồng khai thác gần 750ha rừng thông ba lá
Ông Võ Doanh Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, từ nay đến năm 2020, gần 750ha rừng thông có độ tuổi từ 25 năm trở lên, thuộc đối tượng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh này sẽ được khai thác theo quyết định UBND tỉnh Lâm Đồng.
Dư luận địa phương lo ngại quyết định khai thác gần 750ha rừng thông 3 lá tại Lâm Đồng sẽ phát sinh nhiều hệ lụy nếu không được giám sát chặt chẽ
Với việc khai thác hết 750ha rừng thông này, ước tính trữ lượng gỗ tròn đạt 103.440m3. Bán với giá 1,6 triệu đồng/m3, tỉnh Lâm Đồng sẽ thu về 165,5 tỷ đồng. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế còn khoảng 53 tỷ đồng.
Có 5 công ty được UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép tham gia khai thác. Toàn bộ số gỗ tròn sau khai thác bị cấm bán ra khỏi địa phương. Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, việc khai thác rừng sản xuất này chỉ gây ảnh hưởng môi trường cục bộ tại khu vực khai thác. Công tác trồng lại rừng sẽ được tiến hành trong năm.
Tuy nhiên, dư luận địa phương lo ngại quyết định khai thác gần 750ha rừng thông 3 lá tại Lâm Đồng sẽ phát sinh nhiều hệ lụy nếu không được giám sát chặt chẽ.
Đắk Nông: Phân vi sinh lẫn mảnh thủy tinh khiến nông dân lo lắng
Người dân xã Nhân Cơ, huyện Đác R’lấp, tỉnh Đắk Nông hoang mang khi phát hiện phát hiện phân bón vi sinh có chứa mảnh thủy tinh, tạp chất.
Giám đốc Công ty TNHH TM & SX sinh học Nam Long rần Tuấn Linh cho biết: “Việc người dân phản ánh phân bón có chứa mảnh thủy tinh và các tạp chất khác là hoàn toàn đúng sự thật. Hiện chúng tôi đang tích cực phối hợp đơn vị sản xuất, người dân và chính quyền địa phương để khắc phục. Công ty chỉ là đơn vị trung gian bán sản phẩm chứ không thể biết được chất lượng sản phẩm, việc phân bón có chứa mảnh thủy tinh và tạp chất khác chúng tôi hoàn toàn không biết vì không được trực tiếp kiểm tra. Nếu phân bón có vấn đề về chất lượng thì phía công ty sản xuất là đơn vị phải chịu trách nhiệm.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đác Nông Trần Mậu Dũng cho biết: “Sau khi nhận được thông tin chúng tôi đã thành lập đoàn kiểm tra, bước đầu xác nhận phản ánh của nhân dân là đúng sự thật. Qua kiểm tra thực tế phát hiện phân bón vi sinh nhãn hiệu BM001 do Công ty TNHH TM & SX sinh học Nam Long phân phối có chứa mảnh thủy tinh và nhiều tạp chất khác nên đã lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm và đang chờ kết quả. Hiện chúng tôi đã làm việc với Công ty Nam Long nhưng đây chỉ là nhà phân phối nên vẫn chưa xử lý được vụ việc. Thời gian tới sẽ mời đơn vị sản xuất đến làm việc liên quan đến các nội dung nêu trên”.
Kon Tum: Gỗ trái phép vứt đầy đường biên giới
Nhiều bãi gỗ trái phép được tập kết ngay cạnh đường vành đai biên giới với Campuchia nhưng lực lượng biên phòng ở tỉnh Kon Tum không hề hay biết.
Ngay sau nhận được thông tin, lực lượng chức năng huyện Ia H’drai, tỉnh Kon Tum đã có mặt hiện trường, tiến hành xác minh nguồn gốc số lượng gỗ vật chứng phát hiện tại đường vành đai biên giới thuộc xã Ia Đal, huyện Ia H’drai, giáp với Campuchia.
Phát hiện nhiều bãi tập kết gỗ lậu dọc tuyến biên giới với Campuchia
Mới đây, người dân ở khu vực biên giới xã Ia Đal phát hiện nhiều bãi tập kết gỗ lậu dọc tuyến biên giới với Campuchia nên trình cáo với UBND xã. Sau đó, chính quyền địa phương đã báo cáo với các cơ quan chức năng huyện Ia H'Drai để xuống hiện trường xác minh thông tin. Qua kiểm tra hiện trường tại khu vực cột mốc 13 và 14, cách đường tuần tra vùng biên chừng 15m phát hiện 3 bãi tập kết gỗ. Sau đó, lực lượng chức năng lập biên bản hiện trường, thống kê có khoảng 30m3 từ nhóm II-VIII (trong đó, có khoảng 10m3 gỗ quý thuộc nhóm II). Đây là khu vực thuộc Đồn Biên phòng Suối Cát quản lý./.
Quốc Hùng (tổng hợp)
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.