Mặc dù sản lượng cà phê giảm gần 15.000 tấn so với niên vụ trước nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đắk Lắk lại tăng hơn 88 triệu USD.
Đắk Lắk: Xuất khẩu 445 triệu USD niên vụ cà phê 2016-2017
Mặc dù giảm về sản lượng, nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk niên vụ 2016-2017 vẫn đạt hơn 445 triệu USD, tăng mạnh so với niên vụ 2015-2016.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, diện tích cà phê niên vụ 2016-2017 của tỉnh là hơn 203.700ha, sản lượng đạt hơn 447.000 tấn, giảm gần 15.000 tấn so với niên vụ trước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh lại đạt 445 triệu USD, tăng hơn 88 triệu USD (tương đương với 25%).
Một phần kết quả này là do giá cà phê thế giới duy trì ở mức 42 triệu đồng/tấn và giữ ở mức cao trong một thời gian dài. Cùng với đó, việc sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận, đã giúp cho một lượng đáng kể cà phê Đắk Lắk được bán với giá cao. Đến nay, toàn tỉnh có 17 đơn vị, 11.000 hộ tham gia sản xuất có chứng nhận với tổng diện tích hơn 15.600ha.
Diện tích cà phê niên vụ 2016-2017 của tỉnh là hơn 203.700ha, sản lượng đạt hơn 447.000 tấn, giảm gần 15.000 tấn so với niên vụ trước
Niên vụ 2017-2018, diện tích cà phê ở Đắk Lắk dự kiến giảm xuống còn 202.000ha, sản lượng sẽ giảm khoảng 1.300 tấn do thời tiết không thuận lợi và có nhiều diện tích được đưa vào tái canh.
Theo ông Bạch Thanh Tuấn, thành viên Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, thách thức lớn nhất của cà phê Đăk Lăk hiện nay là chất lượng cà phê còn phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, nhất là chất lượng cà phê sau thu hái.
Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông Tuấn đề xuất, tỉnh Đắk Lắk hiện nay có nhiều doanh nghiệp cơ khí với những máy móc trang thiết bị đáp ứng được các nhu cầu phơi sấy chế biến.
Lâm Đồng: Công bố nhãn hiệu Chứng nhận “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt”
UBND TP. Đà Lạt vừa tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu Chứng nhận “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt”.
Theo đó, ngày 4/10/2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã Quyết định cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt” cho UBND TP.Đà Lạt, danh mục hàng hóa cà phê nhân, cà phê bột thuộc loại cà phê chè.
UBND TP. Đà Lạt tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu Chứng nhận “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt”
Trước đó, ngày 31/3/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu Chứng nhận “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt” bao gồm bản đồ vùng chứng nhận, logo, tiêu chí chất lượng sản phẩm…Đến ngày 20/10/2017, UBND TP.Đà Lạt đã ban hành quyết định cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt ” cho 10 cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê Arabica đầu tiên trên địa bàn.
Gia Lai: Mất mùa, giá bí đỏ tăng cao kỷ lục
Giá bí đỏ tại Gia Lai vụ này tăng cao, có thời điểm lên tới 12.000 đồng/kg, gấp đôi mức trung bình nhiều năm và gấp 4 lần năm ngoái.
Nông dân tỉnh Gia Lai đang trong vụ thu hoạch bí đỏ với giá bán ở mức kỷ lục trong nhiều năm. Dù được giá, nhiều nông dân vẫn kém vui vì bí mất mùa nghiêm trọng.
Huyện Chư Pưh là một trong những huyện trọng điểm trồng bí tại tỉnh Gia Lai với diện tích hàng năm dao động từ 600 – 1.000ha. Giá bí vụ này đang rất cao, có thời điểm lên tới 12.000 đồng/kg, còn hiện nay là 9.000 đồng/kg, cao gấp đôi mức trung bình nhiều năm và gấp 4 lần năm ngoái.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh , tuy mức giá cao kỷ lục, nhưng lợi nhuận của người trồng bí lại tăng không đáng kể, vì năng suất trung bình vụ này chỉ đạt khoảng 10 tấn/ha, giảm một nửa so với bình quân các năm. Có những hộ vẫn bị lỗ nặng vì năng suất giảm tới 80-90%, chất lượng quả bí giảm đáng kể.
Giá bí vụ này đang rất cao, có thời điểm lên tới 12.000 đồng/kg, còn hiện nay là 9.000 đồng/kg, cao gấp đôi mức trung bình nhiều năm và gấp 4 lần năm ngoái
Ông Nguyễn Long Khánh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh, cho biết, thời tiết khí hậu vụ bí năm nay không có biến động lớn. Năng suất bí thấp, có nguyên nhân là do cách canh tác của người dân không phù hợp. “Năm nay có những thời điểm nắng kéo dài nên ảnh hưởng tới quá trình ra hoa, thụ phấn. Bên cạnh đó, những vùng đất phù hợp trồng bí lâu năm bị sâu bệnh tác động ngày càng mạnh hơn dẫn tới giảm năng suất. Huyện đã khuyến cáo nông dân nên dải vụ sản xuất trong năm, luân canh cây trồng khác để cách ly nguồn bệnh”, ông Khánh cho biết.
Đắk Nông: Phân bón chứa thủy tinh, vỏ sò… có nguồn gốc từ rác thải
Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông vừa có kết luận về lô hàng 34 tấn phân hữu cơ vi sinh do Cty Nam Long bán cho một số hộ dân ở thôn 6, xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông) sử dụng có lẫn chứa những tạp chất mảnh vỏ sò, mảnh thủy tinh.
Ngay sau đó, Cty Vietstar có công văn trả lời giải trình về “sự cố” nói trên, trong đó khẳng định lô hàng 34 tấn phân hữu cơ vi sinh nhãn hiệu BM001 có lẫn tạp chất mảnh vỏ sò, thủy tinh to hơn bình thường là do lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất (lưới sàn bị lủng). Cty này đã khắc phục bằng cách thu hồi lại toàn bộ số phân bón còn lại của hộ dân, hỗ trợ 100% số phân bón mà các hộ dân đã bón.
Lô hàng 34 tấn phân hữu cơ vi sinh do Cty Nam Long bán cho một số hộ dân ở thôn 6 sử dụng có lẫn chứa những tạp chất mảnh vỏ sò, mảnh thủy tinh
Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông đã đưa đi kiểm định chất lượng sản phẩm nói trên. Kết quả cho thấy, hàm lượng hữu cơ đạt 26,06% (trong khi trên bao bì sản phẩm ghi: 23%). Các chỉ tiêu Ni tơ, lân và Kali đều đạt và vượt. Riêng chỉ tiêu vi sinh vật Trichoderma không đạt chất lượng so với thành phần đăng ký trên bao bì sản phẩm. Sau đó, Cty Vietstar có đơn đề nghị phân tích lại chỉ tiêu không đạt. Kết quả sau hai lần phân tích, là đạt chất lượng so với thành phần đã đăng ký trên bao bì sản phẩm.
Sở NN & PTNT tỉnh Đắk Nông kết luận, mẫu sản phẩm phân hữu cơ vi sinh nhãn hiệu BM001 của Cty Vietstar đảm bảo các chỉ tiêu, chất lượng so với các thành phần đăng ký trên nhãn bao bì.
Quốc Hùng (tổng hợp)
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.