Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2016 | 11:5

Tổ chức Hội tiếp tục phát triển, kinh tế VAC đóng góp quan trọng vào tái cơ cấu nông nghiệp và XDNTM

Ngày 22/9/2016, tại Hà Nội, Ban Thường vụ HLVVN khoá V đã họp thường kỳ để đánh giá tình hình hoạt động những tháng đầu năm 2016, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Toàn cảnh Hội nghị.

Theo báo cáo của HLV 22 tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã phát triển thêm 51 tổ chức Hội/chi hội cấp xã, kết nạp thêm trên 4.500 hội viên. HLV các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn La, Thanh Hoá, Hải Phòng, Đắk Lắk, Trà Vinh, Đồng Tháp,... là những tỉnh Hội không những duy trì được tổ chức mà còn kết nạp thêm nhiều hội viên mới, phát triển thêm nhiều tổ chức Hội ở cấp xã, thôn, bản.

Nhận thức việc lập và phát triển Quỹ hội để đảm bảo các hoạt động là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa  quyết định đến duy trì và phát triển tổ chức Hội, nhất là trong điều kiện không được sự hỗ trợ của Nhà nước. Thông qua các hoạt động dịch vụ, nhiều tổ chức Hội lập được quỹ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Nhờ đó, không chỉ đảm bảo kinh phí sinh hoạt, tổ chức cho hội viên tham quan, học tập mà còn có điều kiện cho vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Điển hình trong công tác này có huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), phường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), huyện Kiến Thuỵ (TP. Hải Phòng)...

Trong 6 tháng đầu năm, cuộc vận động phát triển kinh tế VAC của HLV các cấp tập trung vào 3 nội dung chính: cải tạo vườn tạp, tập huấn, dạy nghề và xây dựng mô hình VAC. Theo đó, phong trào cải tạo vườn tạp và trồng mới cây ăn quả ở các tỉnh tiếp tục được mở rộng theo hướng phát triển các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị hàng hoá thay vườn tạp đa canh kiểu tự túc, tự cấp. Điển hình là Hội Nông nghiệp và Ngành nghề nông thôn tỉnh Sơn La. Hội đã vận động cải tạo vườn nhãn thực sinh bằng biện pháp ghép đoạn cành, đem lại hiệu quả cao, người dân đánh giá: 1 gốc nhãn bằng 1 sào ngô. HLV Bắc Giang đã vận động hội viên trồng mới 300.000 cây ăn quả các loại có giá trị hàng hoá như nhãn chín muộn, bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam đường Canh, mít lai, chuối tiêu hồng,... Cải tạo được  2.850ha vườn tạp theo hướng lựa chọn 2-3 loại cây phù hợp, nâng cấp cải tạo 433ha ao hồ nuôi thuỷ sản; vận động hội viên thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP cho 12.560ha vải thiều. HLV Trà Vinh đã vận động hội viên cải tạo được 267ha vườn tạp, trồng mới 97ha cây ăn quả, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Về tập huấn, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trong 6 tháng qua đã nổi lên một số điển hình. Cụ thể: HLV Bắc Giang đã phối hợp tốt với Sở Nông nghiệp và PTNT, tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn. HLV Bắc Ninh phối hợp tốt với các ban, ngành, tổ chức được 87 lớp, tập huấn cho 8.760 lượt người về kỹ thuật VAC, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, thực hiện quy trình VietGAP. HLV Đồng Tháp tổ chức 21 lớp cho gần 1.000 hội viên...

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế VAC theo hướng áp dụng công nghệ cao và an toàn thực phẩm đang được nhiều địa phương quan tâm, nhiều tỉnh đã giao cho HLV thực hiện. Điển hình là Thái Nguyên đã xây dựng 60 mô hình cánh đồng một giống, thanh long ruột đỏ, bí xanh, cây dược liệu, 81 mô hình chăn nuôi, 11 mô hình nuôi thuỷ sản, 17 mô hình ngành nghề nông thôn. HLV-TT Thanh Hoá là một trong những đợn vị đi đầu trong phong trào chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng một số mô hình áp dụng KHCN cao như: nuôi chim bồ câu Pháp trên đệm lót sinh học, máy cấy kéo tay. HLV Bắc Ninh đã hướng dẫn 4 chủ trang trại xây dựng các dự án được tỉnh hỗ trợ 7,5 tỷ đồng, 2 dự án xây dựng vườn cây ăn quả đặc sản thực hiện quy trình VietGAP với mức hỗ trợ 500 triệu đồng.

Phong trào vận động phát triển kinh tế VAC được các địa phương đưa vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Điển hình của phong trào này là HLV Hà Tĩnh đã xây dựng thành công 460 vườn mẫu giai đoạn 2014-2015. Phong trào có sức lan toả lớn, ngoài 710 vườn mẫu đã và đang xây dựng, số vườn mẫu do dân tự làm lên đến trên 3.000 vườn. Mô hình này của Hà Tĩnh đã gợi mở ra hướng đi mới của phát triển kinh tế VAC, nhất là xây dựng mô hình VAC ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị, các ý kiến nhất trí cao với phân tích, đánh giá tình hình, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển Hội và kinh tế VAC. Và đồng ý với việc phải đổi mới phương thức sinh hoạt Ban chấp hành Trung ương Hội sao cho tiết kiệm nhưng hiệu quả.

Đồng ý việc đưa ra BCH đề nghị bổ sung 2 uỷ viên BCH T.Ư Hội (ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật và ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia).

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm và thời gian tới, Ban Thường vụ khuyến khích việc áp dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất an toàn vào sản xuất; khuyến khích thành lập Hợp tác xã nghề vườn, xây dựng chuỗi liên kết cho từng sản phẩm, xây dựng liên kết giữa nhà vườn với nhau, giữa nhà vườn với doanh nghiệp, giữa nhà vườn với nhà khoa học, xây dựng mô hình VAC ứng phó với biến đổi khí hậu.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top