Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 2 năm 2020 | 15:18

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị

Ngày 14/2, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện một bước các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi xin ý kiến đại hội đảng bộ cơ sở.

 
Ảnh: TTXVN

 

Cùng dự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thường trực các tổ biên tập các tiểu ban: Văn kiện, Kinh tế-xã hội, Điều lệ Đảng.

Tại cuộc họp, các đồng chí tổ trưởng: Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện, Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - xã hội, Tổ biên tập Tiểu ban Điều lệ Đảng, đã trình bày tờ trình, báo cáo của các tiểu ban về tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện các dự thảo: Báo cáo chính trị, Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.

Bộ Chính trị cho rằng thời gian qua, các tiểu ban đã sát sao chỉ đạo các tổ biên tập, nhất là thường trực tổ biên tập, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 11 để hoàn thiện một bước các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Các dự thảo Văn kiện đã đáp ứng cơ bản mục tiêu, yêu cầu đề ra; đã rà soát, chỉnh sửa cả nội dung và hình thức, chuẩn xác trong diễn đạt, làm rõ nội hàm các khái niệm, nội dung, vấn đề, bảo đảm sự thống nhất giữa các dự thảo Văn kiện.

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: trên cơ sở tiếp thu ý kiến của cuộc họp hôm nay, các dự thảo Văn kiện đủ điều kiện để in ấn, gửi cho các đại hội đảng bộ cơ sở. Các dự thảo báo cáo về cơ bản đã thống nhất, nhưng cần rà lại một lần nữa, câu chữ có thể đa dạng, phong phú, song quan điểm, tư tưởng, ý tứ phải thống nhất với nhau. Chỗ nào còn ý kiến khác nhau mà có lý lẽ, lập luận tương đối chấp nhận được, chưa có kết luận thì đưa ra hai hoặc ba phương án để tiếp tục nghiên cứu và xin ý kiến đóng góp. Trong diễn đạt, văn phong cần rà soát lại cho chính xác, trong sáng, dễ hiểu, không để các câu văn nói vì đây là Văn kiện Đại hội, để lại cho muôn đời sau.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, cách tiếp thu phải có quan điểm, lập trường vững vàng; bình tĩnh lắng nghe, trân trọng, cân nhắc thật kỹ, tiếp thu tối đa mọi ý kiến, nhưng không đơn giản, dễ dãi, mà chắt lọc, có lý lẽ, có thực tiễn thuyết phục, có bản lĩnh bảo vệ ý kiến đúng, đúng nguyên tắc và hết trách nhiệm. Giữa các văn bản nếu chỗ nào khác nhau, hoặc chưa thống nhất thì căn cứ vào Báo cáo chính trị - báo cáo trung tâm của Đại hội. Những câu chữ còn mới chưa đi vào cuộc sống thì không đưa vào Văn kiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các Tiểu ban, nhất là các tổ biên tập khẩn trương hoàn thiện các dự thảo báo cáo để sớm in ấn, gửi phục vụ đại hội đảng bộ cơ sở...

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top