Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 6 năm 2017 | 9:49

Tổng Bí thư gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khoá 14

Tham dự cuộc gặp mặt có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, cùng nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và 130 nữ đại biểu Quốc hội khóa 14.

Báo cáo với Tổng Bí thư về hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm - bà Tòng Thị Phóng cho biết, sau hơn 9 năm thành lập, Nhóm đã tổ chức được nhiều hoạt động, góp phần tích cực để Quốc hội thực hiện tốt 3 chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thúc đẩy bình đẳng giới. Những thành tích đạt được được Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao.

Tại buổi gặp mặt, nhiều đại biểu phát biểu ý kiến, bày tỏ mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bình đẳng giới, đào tạo và sử dụng cán bộ nữ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

Sau khi lắng nghe các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu, phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng được gặp gỡ các nữ đại biểu Quốc hội; khẳng định thành công của Quốc hội các khóa gần đây có sự đóng góp to lớn của các nữ đại biểu.

tong bi thu gap mat cac nu dai bieu quoc hoi khoa 14 hinh 1
Tổng Bí thư tặng quà các nữ đại biểu Quốc hội.

Theo Tổng Bí thư, số nữ đại biểu quốc hội của nước ta ngày càng tăng, từ chỗ chỉ có 10 đại biểu trong Quốc hội khoá 1, đến Quốc hội khoá 5 đã đạt tỷ lệ tới 32,3%. Con số 26,7% của Quốc hội khoá này cũng là một tỷ lệ khá cao so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó chất lượng, trình độ của các nữ đại biểu ngày càng được nâng lên với độ tuổi ngày càng được trẻ hóa.

Khóa này, với 100% đại biểu có bằng đại học, thậm chí trên 60% có trình độ trên đại học. Trên các lĩnh vực đều có đại biểu nghiên cứu sâu, hiểu biết rộng, phát biểu đóng góp ý kiến tại hội trường  rất có chất lượng. Cái hay của chúng ta là trí tuệ và chân thành.

Tổng Bí thư cho biết, nhiều phụ nữ đã trưởng thành từ hoạt động của Quốc hội, có nhiều đóng góp tích cực đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước,  đặc biệt trong tham gia hoạt động đối ngoại, thể hiện được vị thế, hình ảnh của phụ nữ Việt Nam trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư bày tỏ hoan nghênh việc thành lập Nhóm nữ đại biểu Quốc hội, cho rằng đây là điều cần thiết và phù hợp với xu thế chung của thế giới, tạo cơ hội để các nữ đại biểu giao lưu, trao đổi  giúp nhau cùng tiến bộ.

Tổng Bí thư khẳng định, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay. Chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện trong nhiều Nghị quyết Đại hội Đảng, trong các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Bộ Chính trị đã chỉ đạo có kế hoạch tổng kết Nghị quyết số 11 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là cơ hội để chúng ta làm rõ những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết, đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết trong thời gian tới.

Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng, thời gian tới các nữ đại biểu quốc hội bằng sự nỗ lực, phấn đấu, kinh nghiệm, trí tuệ và trách nhiệm của mình, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội, làm tròn trách nhiệm người đại biểu nhân dân góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top