Chiều 15/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Sân bay quốc tế Tiêu Sơn, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đã đi thăm tỉnh Chiết Giang, một trong những địa phương tiêu biểu về tinh thần khởi nghiệp, năng động, sáng tạo hàng đầu của Trung Quốc; gặp gỡ các doanh nghiệp tiêu biểu của Trung Quốc.
Qua các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc, phát triển hơn nữa quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới; trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo; sự phát triển bền vững của mỗi nước và quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước.
Hai bên nhất trí cho rằng, tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới. Hai bên nhất trí duy trì và tăng cường truyền thống trao đổi cấp cao Việt Nam-Trung Quốc; phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước; làm sâu sắc thêm giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác thực chất về kinh tế thương mại, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực như nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, giao thông vận tải... khuyến khích các doanh nghiệp tiêu biểu của Trung Quốc sang đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc đầu tư kinh doanh.
Hai bên cho rằng, cần thúc đẩy giao lưu sôi động, gắn kết mật thiết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ nhằm tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai bên. Hai bên cũng đã trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề trên biển; nhất trí tiếp tục tăng cường điều phối và phối hợp tại các khuôn khổ đa phương, cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực và thế giới.
(theo TTXVN)
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.