Liên quan tới sự cố tại đường dây 500kV Hiệp Hòa - Quảng Ninh đoạn qua xã Tiến Dũng (Yên Dũng - Bắc Giang) trong cơn lốc ngày 22/4/2016, nhiều ý kiến nghi ngờ về chất lượng công trình, cho rằng dự án có thể bị rút ruột nên cột điện mới dễ đổ như thế, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Tứ, Phó tổng giám đốc Công ty CP Xây lắp điện 1 (đơn vị thi công) để làm rõ những vấn đề mà dư luận quan tâm.
Ông Vũ Văn Tứ
Ông có thể cho biết nguyên nhân dẫn tới việc cột điện bị đổ vào ngày 22/4 ?
Nguyên nhân bước đầu đánh giá là do mưa lốc, còn nguyên nhân cụ thể đến thời điểm này các cơ quan chức năng, chủ đầu tư đang giám định, xác định lại và sẽ có kết quả trong thời gian tới.
Người dân và dư luận cho rằng, cột điện gãy, đổ là do công trình bị rút ruột. Ông có thể cho biết quan điểm của mình về ý kiến này?
Thực hiện dự án, vật tư chính gồm cột, dây sứ, phụ kiện do chủ đầu tư cấp, thiếu thừa rất rõ ràng. Còn phần móng, tôi cho rằng phần vật liệu chính công ty kiểm soát rất kỹ, quy trình giám sát chặt chẽ nên tôi cho rằng nói rút ruột là không có cơ sở.
Trong khi cây cột điện bị gãy, đổ thì cách đó không xa, nhiều cây chuối không bị đổ.
Sau khi cột điện bị đổ, đêm 22/4 có máy xúc đến phá nát 2 trụ móng cột điện đổ, gãy. Nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này là để xóa dấu vết hiện trường, đánh lừa cơ quan chức năng? Thưa ông, công ty làm việc này với mục đích gì?
Sau khi sự cố xảy ra, chủ đầu tư (Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia) giao cho chúng tôi xử lý với tinh thần nhanh nhất, sớm nhất để đưa đường dây vào vận hành. Với tinh thần đó, chúng tôi giao cho các đơn vị thi công các hạng mục, đơn vị làm móng, đơn vị gỡ dây, đơn vị làm cột. Ý định ban đầu là xử lý nhanh, đúc một trụ khác trùm lên trụ đó. Ngay trong đêm 22/4, anh em thi công phải xúc đất, đào 2 móng, để hôm sau có hiện trường cho tư vấn thiết kế xuống xem xét, đưa ra hướng xử lý nhanh nhất chứ không phải để phi tang hiện trường.
Người dân lo lắng 2 cột điện bị đổ, gãy thì các cây cột điện khác cũng có thể đổ. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Chắc chắn thời gian tới không có hiện tượng đổ tiếp xảy ra, đây chỉ là trường hợp hy hữu.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Hoàng Văn (thực hiện)
Để có thông tin khách quan từ chủ đầu tư là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, phóng viên đã đặt lịch và nhận được câu trả lời từ Tổng công ty: “Chờ kết quả xác minh của các cơ quan chức năng mới có cơ sở trả lời”. Đường dây 500kV Hiệp Hòa - Quảng Ninh là dự án năng lượng cấp I, có tổng mức đầu tư hơn 2.260 tỷ đồng (được huy động từ vốn vay Ngân hàng Thế giới - WB và vốn đối ứng trong nước) do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư. Đường dây 500kV mạch kép (2 mạch) có chiều dài 139km từ Trạm biến áp 500kV Quảng Ninh đến Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa (Bắc Giang). |
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.